Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu?

21-08-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 24-08-2022

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu là nỗi băn khoăn của hầu hết các bệnh nhân trong giai đoạn này. Khi bước vào giai đoạn cuối, khối u ung thư có thể xâm lấn và lan sang các khu vực khác như: khung chậu, trực tràng hay bàng quang,… Từ đó, có thể gây ra những biến chứng nặng nề và nhiều đau đớn cho người bệnh.

1. Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào?

Khi ở giai đoạn này, các khối u đã di căn tới nhiều cơ quan khác nhau và gây ra ảnh hưởng lớn tới cơ thể cũng như sức khỏe của người bệnh. Lúc này, các triệu chứng điển hình dễ nhận thấy nhất gồm:

Đau đớn

Nguyên nhân là do các khối u phát triển mạnh, tăng về kích thước khiến các cơ quan bị chèn ép gây cảm giác đau, có thể nhận thấy ở ngực, phổi, trực tràng,…

Khối u tăng kích thước khiến chèn ép và gây đau các cơ quan
Khối u tăng kích thước khiến chèn ép và gây đau các cơ quan

Khó thở

Có tới 70% người bệnh giai đoạn này gặp phải triệu chứng đau ngực, suy hô hấp, khó thở, phế quản tắc nghẽn,… do khối u di căn tới phổi.

Tiểu ra máu

Khi ung thư di căn tới bàng quang, có thể hình thành khối u và khiến cho người bệnh gặp phải một số khó khăn về tiểu tiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Mệt mỏi, sụt cân

Việc các khối u lan rộng và ảnh hưởng tới các cơ quan sẽ khiến cho tế bào hồng cầu trong máu bị giảm sút trầm trọng gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải và sụt cân nhanh bất thường.

Buồn nôn, táo bón

Khối u di căn tới các bộ phận như dạ dày, trực tràng, ruột non,… sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn nhiều hoặc táo bón,…

2. Các biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Theo các nghiên cứu và thống kê, khoảng 16% bệnh nhân giai đoạn này, nếu cơ thể đáp ứng được với việc điều trị, có thể sống thêm hơn 5 năm. 

Phẫu thuật

Với trường hợp khối u còn khu trú tại vùng chậu, việc phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ vùng này có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, phẫu thuật được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh.

Hóa trị, xạ trị

Đây là hai phương pháp thường được phối hợp thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Các trường hợp được chỉ định là khi tế bào ung thư đã phát triển và lan rộng sang nhiều cơ quan, không thể thực hiện phẫu thuật được. Phương pháp này còn có thể giúp cho người bệnh giảm sự đau đớn.

Thực hiện hóa trị, xạ trị có thể giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn
Thực hiện hóa trị, xạ trị có thể giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn

Điều trị trúng đích

Đây là phương pháp còn khá mới trong điều trị bệnh, kết quả mang lại khá khả quan song do đòi hỏi chi phí cao nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

3. Chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bên cạnh việc điều trị tích cực, người nhà và bệnh nhân cũng cần chú ý về chế độ chăm sóc sao cho phù hợp.

Khi chữa trị tại bệnh viện

Thời gian người bệnh ở lại bệnh viện cho mỗi liệu trình phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị thường từ 5 tới 8 tuần. Chính vì vậy, người nhà cần tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để kịp thời báo với bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Khi về nhà

Cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên giữ liên lạc với bệnh viện. Đây là giai đoạn rất khó khăn của người bệnh nên rất cần được quan tâm, chăm sóc

– Đối với việc các khối u chèn ép gây đau, người bệnh có thể:

  • Sử dụng thuốc để giảm đau tạm thời giúp thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Biện pháp tác động tới thần kinh: giảm đau đớn bằng cách ngăn cản việc truyền tín hiệu về cơn đau, được dùng nếu thuốc uống không mang lại hiệu quả.  

– Đối với việc khó thở do khối u di căn tới phổi, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp để khắc phục như:

  • Khi nằm, ngồi, có thể thay đổi tư thế để thông thoáng đường thở.
  • Giường, gối nên cao hơn bình thường để đầu được nâng cao, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.
  • Nếu tình trạng thở khó khăn, có thể can thiệp bằng việc sử dụng bình oxy di động.

– Với triệu chứng đau ở thắt lưng, vùng chậu: có thể xoa bóp hoặc massage hay dùng thuốc.

Người bệnh cần được thấu hiểu, động viên về tinh thần
Người bệnh cần được thấu hiểu, động viên về tinh thần

– Quan tâm tới dinh dưỡng đối với bệnh nhân để khắc phục các tình trạng chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu như: Bổ sung thực phẩm giàu protein từ thực vật, động vật: cá, tôm, thịt bò, các loại hạt,… uống nhiều nước và có thể bổ sung sữa vào khẩu phần hàng ngày.

Việc chế biến chú trọng tới các món mềm, lỏng, nhuyễn, chia nhỏ thành nhiều bữa và nấu theo khẩu vị, sở thích của người bệnh.

– Quan tâm tới tinh thần của người bệnh: người bệnh lúc này rất cần được sẻ chia và động viên tinh thần nên hãy tế nhị, lắng nghe và đồng cảm với họ. Có thể sẽ có lúc họ khó chịu, cáu gắt song cần được an ủi để thấy thoải mái hơn. 

Có thể giúp cho họ được đi ra ngoài ngắm cảnh, tắm nắng, thư giãn đầu óc và tinh thần, có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là điều không ai mong muốn. Vì thế, hãy tích cực phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin và thực hiện tầm soát bệnh.

Khám, tầm soát để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và bệnh nặng
Khám, tầm soát để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và bệnh nặng

Bạn có thể lựa chọn Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie để được tầm soát ung thư cổ tử cung bằng các phương pháp hiện đại, thường được sử dụng hiện nay như: THINPREP, PAP SMEAR.

Khi cần thêm thông tin hoặc đặt lịch sử dụng dịch vụ, quý khách hãy liên hệ với Dr. Marie theo số 1900 55 88 82 để được hỗ trợ.

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT