Viêm phụ khoa nhẹ – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Viêm phụ khoa nhẹ – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

07-09-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 08-09-2022

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới khoảng 80% phụ nữ trong tuổi sinh sản tại Việt Nam mắc các triệu chứng của viêm phụ khoa nhẹ. Tuy vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh và ý thức phòng tránh ở nhiều chị em vẫn còn hạn chế.

1. Dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ được biểu hiện thế nào?

Viêm nhiễm phụ khoa không phải là bệnh của riêng những người phụ nữ đã lập gia đình mà kể cả những người chưa từng quan hệ cũng có thể bị. Nguyên nhân là vì vùng kín có tính chất ẩm ướt, cấu tạo mở, lại gần với hậu môn và lỗ tiểu nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm.

Nhiều chị em có thể bỏ qua dấu hiệu bệnh khi mới chớm mắc
Nhiều chị em có thể bỏ qua dấu hiệu bệnh khi mới chớm mắc

Viêm phụ khoa nhẹ là tình trạng các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo, niệu đạo, buồng trứng,… bị viêm song mới ở giai đoạn đầu với các biểu hiện, chẳng hạn như:

  • Vùng kín xuất hiện dấu hiệu ngứa ngáy, có thể có mụn nhỏ.
  • Huyết trắng ra nhiều hơn bình thường, vón đặc hoặc lỏng 
  • Huyết có thể chuyển màu đục, vàng hay xanh xám.
  • Vùng kín cũng như huyết trắng có thể mùi hôi hoặc tanh.
  • Khi quan hệ mạnh có thể bị đau rát.

2. Những nguyên nhân có thể gây ra viêm phụ khoa nhẹ

Nói đến viêm phụ khoa, không ít các chị em có thể nêu ra một số nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện, đó là:

  • Vùng kín không sạch sẽ, không chú ý thực hiện vệ sinh đều đặn hàng ngày.
  • Có nhiều đối tác trong hoạt động tình dục và không dùng biện pháp bảo vệ cho cơ quan sinh dục khi quan hệ.
  • Bị bệnh lây qua đường tình dục hoặc bệnh khiến giảm khả năng miễn dịch.
  • Từng thực hiện thủ thuật như nạo phá thai, đặc biệt là ở các địa chỉ không đảm bảo.
  • Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn với một số nguyên nhân có thể do tuổi tác, mang thai hoặc ăn uống.
Hormone trong cơ thể tại một số giai đoạn thay đổi có thể khiến chị em mắc bệnh
Hormone trong cơ thể tại một số giai đoạn thay đổi có thể khiến chị em mắc bệnh

Bên cạnh đó, một số hành động tưởng như rất đơn giản và quen thuộc thường ngày cũng có thể dẫn tới bệnh, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh vùng kín quá sạch bằng các biện pháp như: lạm dụng dung dịch vệ sinh, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, xông hơi hoặc thụt rửa vùng kín quá nhiều.
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong một thời gian dài khiến vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi.
  • Thường xuyên mặc quần quá chật, quá bó, sử dụng chất vải không thấm hút mồ hôi, không thông thoáng, nhất là quần lót.
  • Mặc quần áo ẩm hoặc không được giặt giũ sạch sẽ.

Đây đều là các điều kiện thuận lợi thúc đẩy các tác nhân như: virus, vi khuẩn, nấm Candida, khuẩn cầu lậu hay virus HPV,.. xâm nhập hoặc phát triển gây bệnh.

3. Viêm phụ khoa nhẹ có nguy hiểm không?

Có thể nói, bệnh dạng nhẹ tức là mới chớm ở giai đoạn đầu, thường không gây ra cảm giác quá khó chịu hay ảnh hưởng quá nặng nề tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng bởi ảnh hưởng không trầm trọng, biểu hiện lại không rõ ràng nên nhiều người vẫn chịu đựng được hoặc chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi.

Điều này có thể khiến cho bệnh có điều kiện phát triển mạnh và nhanh hơn, các dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị dứt điểm, gây ra các biến chứng như: tắc, viêm vòi trứng, u xơ hoặc ung thư cổ tử cung,… tác động tiêu cực, khiến khả năng sinh sản bị suy giảm, thậm chí đe dọa tới cả tính mạng chị em. 

Bệnh dai dẳng, kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em
Bệnh dai dẳng, kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em

4. Bị viêm phụ khoa nhẹ nên làm gì?

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của khí hư hoặc tại vùng kín, chị em có thể thực hiện việc khắc phục thông qua một số biện pháp như:

  • Sử dụng dung dịch chuyên dụng để rửa vùng kín nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu, không lạm dụng băng vệ sinh.
  • Sử dụng quần lót bằng vải co giãn, thấm hút mồ hôi, thay thường xuyên, giặt sạch, phơi nơi có nắng.
  • Tạm thời ngưng quan hệ tình dục thời gian này.
  • Có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để diệt khuẩn vùng kín như: lá trầu không, ngải cứu,…

Tuy nhiên, đây chỉ là một số biện pháp giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu tạm thời. Để được điều trị đúng và dứt điểm, chị em nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám phụ khoa và tư vấn, hướng dẫn.

Cùng với đó, trong cuộc sống hàng ngày, nên thực hiện việc chủ động ngăn ngừa bệnh:

  • Thông qua ăn uống: uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm sữa chua, một số thực phẩm như: tỏi, chanh,…
  • Sống chung thủy, hạn chế số lần sinh đẻ bởi điều này có thể gây tổn thương cho cơ quan sinh dục.
  • Giữ cho vùng kín được sạch sẽ, khô thoáng, thoải mái qua việc lựa chọn trang phục, vệ sinh.
  • Nếu bị bệnh mà cần sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, nên hỏi bác sĩ về biện pháp đề phòng việc nhiễm bệnh do sự phát triển của vi khuẩn có hại, vi trùng hay nấm.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc uống hay thuốc đặt khi có dấu hiệu bị bệnh.
  • Tập thói quen duy trì khám sức khỏe tổng thể, phụ khoa định kỳ.

Có thể nói, giai đoạn nhẹ là thời điểm bệnh dễ được chữa dứt điểm, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức phòng, chống và nhận biết dấu hiệu của bệnh để bảo vệ chính mình.

Chị em nên trang bị cho mình kiến thức, sự hiểu biết về các bệnh phụ khoa
Thăm khám phụ khoa định kỳ tại Dr. Marie

Để được cung cấp thêm các thông tin cụ thể hơn về bệnh, chị em hãy gọi cho đường dây nóng của Dr. Marie 1900 55 88 82.

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT