Làm thế nào để mẹ phòng tránh được tình trạng viêm phụ khoa sau sinh?

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Làm thế nào để mẹ phòng tránh được tình trạng viêm phụ khoa sau sinh?

12-09-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 17-09-2022

Sau khi sinh, đặc biệt là sinh thường, âm đạo cũng như các cơ quan sinh sản khác của mẹ sẽ có những thay đổi và chịu tác động không thể tránh khỏi. Những tác động và thay đổi đó có thể dẫn tới việc mẹ bị viêm phụ khoa sau sinh. Vậy, làm thế nào để mẹ không gặp phải tình trạng này?

1. Sau sinh, vùng phụ khoa của mẹ đổi thế nào?

Đối với đa số các mẹ trải qua hình thức sinh thường, việc rạch tầng sinh môn là điều khó tránh khỏi nhằm tạo điều kiện cho con được ra đời một cách thuận lợi. Chính điều này sẽ tạo ra vết thương nơi vùng kín của người mẹ.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, để chuẩn bị cho em bé chào đời sau này, các hormone Estrogen và Relaxin được tiết ra sẽ thúc đẩy sự lưu thông của máu tới âm đạo dẫn tới cửa mình của mẹ sẽ rộng hơn.

Dù là trường hợp mẹ sinh thường hay sinh mổ thì theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, khi em bé chuẩn bị ra đời, đều có cơn chuyển dạ, khiến cho tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra để em bé đi qua.

Việc sinh con sẽ khiến cơ thể mẹ thay đổi
Việc sinh con sẽ khiến cơ thể mẹ thay đổi

2. Những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm phụ khoa sau sinh

Quá trình người mẹ mang thai và sinh nở, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt ở vùng phụ khoa. Chính vì vậy, nếu mẹ không cẩn thận, có thể dẫn tới viêm nhiễm với nhiều triệu chứng khó chịu.

Những nguyên nhân sau khiến mẹ sau sinh dễ bị viêm nhiễm phụ khoa:

  • Với những mẹ sinh thường, tầng sinh môn bị rạch, gây ra vết thương là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
  • Sau khi sinh, tử cung người mẹ sẽ thực hiện việc co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, vô tình tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, vi trùng sinh sôi gây bệnh.
  • Sức khỏe và đề kháng của mẹ lúc này chưa được phục hồi sẽ khiến cơ thể khó chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.
  • Nhiều mẹ sinh xong bị mất sức, mệt mỏi lại phải chăm sóc con dẫn tới thời gian dành cho bản thân không nhiều. Thêm vào đó, vết mổ, vết rạch bị đau có thể khiến cho mẹ không vệ sinh sạch sẽ.
  • Sự thay đổi của nội tiết tố từ khi mang thai cho tới lúc con ra đời, cơ thể chưa kịp điều chỉnh và phục hồi có thể gây ra hiện tượng môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Lúc này, các nhân tố gây bệnh sẽ rất dễ phát triển.
  • Một số mẹ quan hệ trở lại sau sinh quá sớm khiến cho vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.
Quan hệ trở lại sớm có thể là nguy cơ của sự viêm nhiễm
Quan hệ trở lại sớm có thể là nguy cơ của sự viêm nhiễm

3. Cách chữa viêm phụ khoa sau sinh

Cơ thể mẹ sau sinh mới trải qua một quá trình dài từ mang thai tới sinh nở, rất mệt mỏi, lại thêm việc con mới chào đời, cần chăm sóc, nếu bị mắc bệnh những cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu có thể khiến cho mẹ kiệt sức, lo lắng, căng thẳng.

Bên cạnh đó, do lúc này cơ thể chưa hồi phục, lại đang cho con bú trong những tháng đầu, việc sử dụng thuốc để điều trị cần được xem xét rất kỹ càng, vừa đảm bảo trị khỏi bệnh lại vừa phải tránh những ảnh hưởng có thể gây ra với con.

Bệnh khi không được chữa dứt điểm, có thể dẫn tới những biến chứng như: viêm vòi trứng, buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Nếu sự viêm nhiễm mới ở mức độ nhẹ, người mẹ có thể được dùng thuốc uống và đặt âm đạo phù hợp theo chỉ định để vừa tiêu diệt mầm bệnh, vừa nâng cao sức chống chọi của cơ thể.

Trường hợp viêm nhiễm nặng, có thể được sử dụng các thủ thuật để điều trị như: áp lạnh, dao Leep hoặc tia laser.

4. Mẹ có thể phòng tránh viêm phụ khoa sau sinh bằng những cách nào?

Để bảo vệ vùng kín luôn khỏe mạnh, tránh hiện tượng viêm nhiễm, mẹ có thể thực hiện những cách sau

Vệ sinh một cách phù hợp

Để giữ vùng kín được sạch sẽ, mẹ có thể sử dụng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh để rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu, mạnh. Sau khi rửa, lau khô bằng khăn mềm, sạch từ trước ra sau.

Thời kỳ sản dịch đang được đẩy ra ngoài, mẹ có thể dùng băng vệ sinh và thay thường xuyên để đảm bảo sự khô thoáng, tránh gây ẩm ướt.

Thụt rửa nhiều là hành động có thể gây hại cho âm đạo
Thụt rửa nhiều là hành động có thể gây hại cho âm đạo

Kiêng quan hệ vợ chồng tới khi cơ thể phục hồi hoàn toàn

Thông thường, với mẹ sinh thường, có thể sinh hoạt trở lại sau khoảng từ 6 tới 8 tuần, với mẹ sinh mổ ít nhất là 2 tháng. Tuy nhiên, cần căn cứ thêm và sức khỏe của mẹ cũng như sự sẵn sàng, thoải mái từ hai phía. Nếu mẹ quan hệ sớm, âm đạo có thể bị tổn thương và viêm.

Ăn uống đủ chất

Điều này không chỉ giúp đảm bảo số lượng, chất lượng sữa để nuôi con mà còn giúp cho mẹ có thể phục hồi nhanh hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm tốt cho việc phục hồi vùng kín, chẳng hạn như: sữa chua, rau màu đậm,… Cùng với đó là việc vận động, nghỉ ngơi phù hợp.

Lựa chọn đồ lót, quần áo, thích hợp

Đồ lót và quần áo cần đảm bảo vừa vặn, thoải mái với những chất liệu và kiểu dáng mềm mại, thấm hút mồ hôi. Mẹ cũng nên thay đồ thường xuyên, giặt giũ sạch sẽ, nên giặt riêng đồ lót để đảm bảo vệ sinh, tránh lây lan vi khuẩn.

Mẹ cần khám phụ khoa định kỳ

Đặc biệt là sau khi sinh, cơ thể bước vào giai đoạn hồi phục, có thể xuất hiện một số dấu hiệu dễ bị bỏ qua hoặc gây nhầm lẫn. Việc khám định kỳ  giúp cho mẹ đảm bảo đủ sức khỏe để chăm con và còn phòng ngừa những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới con nếu mẹ bị bệnh.

Sức khỏe tổng quát, sức khỏe phụ khoa cần được khám định kỳ
Sức khỏe tổng quát, sức khỏe phụ khoa cần được khám định kỳ

Việc khám định kỳ cần được thực hiện thường xuyên từ 1 – 2 lần/năm. Tại hệ thống Phòng khám Sản phụ khoa của Dr. Marie, ngoài khám sức khỏe tổng quát cho chị em có các dịch vụ khác như: chăm sóc trước sinh, sàng lọc và điều trị các bệnh phụ khoa, ung thư cổ tử cung,… Chị em có nhu cầu được tìm hiểu thêm hoặc thực hiện dịch vụ, có thể gọi tới số 1900 555 88 82.

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT