Đặt vòng tránh thai có tốt không? Có nên đặt vòng?

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Đặt vòng tránh thai có tốt không? Có nên đặt vòng?

26-10-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 05-11-2022

Đặt vòng tránh thai có tốt không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm khi không biết dụng cụ này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Ngoài việc có thể quyết định muốn có bao nhiêu bé trong gia đình, dùng vòng tránh thai còn giúp phái nữ chủ động được thời gian mang thai. Vậy cơ chế hoạt động của nó như thế nào mà vòng tránh thai lại “đa năng” như vậy? Liệu đặt vòng tránh thai có tốt không, Dr.Marie sẽ giải đáp mọi thắc mắc của chị em trong bài viết này.

Đặt vòng tránh thai có tốt không?

Đặt vòng tránh thai có tốt không?

 

Tìm hiểu về vòng tránh thai và cơ chế hoạt động

Trước khi tìm hiểu đặt vòng tránh thai có tốt không, bạn cần biết nó là gì? Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có dạng hình chữ T, thường được làm bằng nhựa có chứa đồng hoặc một dạng progestin. Vòng tránh thai được bao bọc bởi một loại ống có piston bằng chất dẻo khá nhỏ.

Để đạt được việc tránh thai hiệu quả như mong muốn, vòng tránh thai có cơ chế hoạt động như sau:

  • Vòng chiếm một phần trong buồng tử cung, mục đích là ngăn trứng đã thụ tinh không có nơi để làm tổ. Dụng cụ hình chữ T này có khả năng tạo ra một môi trường khiến cho phôi nang không có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và bám vào niêm mạc tử cung làm tổ
  • Trên bề mặt ngoài của vòng tránh thai có các tế bào bạch cầu với chức năng ngăn chặn, thậm chí là phá hủy phôi làm tổ và đẩy chúng ra khỏi tử cung (trong kỳ kinh nguyệt)
  • Với loại vòng có chứa hormone progesterone sẽ có khả năng làm cho độ quánh của chất nhầy ở cổ tử cung tăng lên. Do đó, tinh trùng rất khó mà đi vào tử cung để thụ thai.
Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?

Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?

Đặt vòng tránh thai có tốt không?

Hiện nay có khá nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả, tùy theo nhu cầu và cơ địa của mỗi người mà chuyên gia sẽ tư vấn biện pháp phù hợp. Với câu hỏi “Đặt vòng tránh thai có tốt không” thì quý bạn đọc hãy theo dõi phần dưới đây để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất.

Ưu nhược điểm của từng loại vòng tránh thai 

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến đó là: Vòng tránh thai chữ T và vòng tránh thai nội tiết. Chị em cần tìm hiểu kỹ ưu – nhược điểm của 2 loại đặt vòng tránh thai có an toàn không.

Vòng tránh thai chữ T

Ưu điểm

Nhược điểm

Có diện tích vòng đồng rộng. Trong vài lần đầu đặt vòng có thể xuất hiện tình trạng rong huyết.
Vị trí gắn đồng cao và số lượng đồng ở cành ngang làm cho đồng lan ra tận đáy tử cung. Đau lưng, đau thắt co tử cung…
Chi phí khá rẻ. Ra nhiều khí hư, rơi vòng…

Vòng tránh thai nội tiết

Ưu điểm

Nhược điểm

Giải phóng đều đặn progestin, mang lại hiệu quả ngừa thai cao hơn vòng tránh thai thông thường. Nổi nhiều mụn, tăng cân nhanh.
Giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt Chậm kinh, mất kinh.
Giảm xuất huyết âm đạo bất thường, vùng chậu đau nhức do lạc nội mạc tử cung. Giá khá cao
Được sử dụng như một cách điều trị rong kinh cơ năng (có liên quan đến nội tiết tố)

Sau khi tìm hiểu ưu – nhược điểm, có lẽ bạn cũng đã biết được việc đặt vòng tránh thai có tốt không rồi nhỉ?

Ưu – nhược điểm của 2 loại vòng tránh thai phổ biến

Ưu – nhược điểm của 2 loại vòng tránh thai phổ biến

Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Vòng tránh thai hiện đại đã trở nên rất an toàn và hiệu quả. Các lưu ý khi đặt vòng tránh thai như biến chứng nghiêm trọng như thủng thành tử cung, chửa ngoài tử cung (thai xảy ra bên ngoài tử cung) gần như không xảy ra.

Nhưng đôi khi vẫn có một số bệnh nhân có thể có tác dụng phụ liên quan đến hormone, bao gồm đau đầu, buồn nôn. Nhưng nhìn chung, vấn đề đặt vòng tránh thai có tốt không vẫn có nhận xét là tốt.

Vậy, có nên đặt vòng tránh thai không?

Đặt vòng tránh thai có tốt không? Vòng tránh thai có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em khi chưa muốn hoặc không muốn tăng số lượng thành viên trong gia đình nữa. Nếu bạn đặt vòng với mục đích chưa muốn có con ở thời điểm hiện tại thì đây cũng là một biện pháp tốt.

Ngoài ra, chị em có thể xin tư vấn từ bác sĩ để biết có nên đặt vòng tránh thai. Vì kể từ 2 – 3 tháng sau khi tháo, phái nữ vẫn có thể mang thai và sinh con như thường.

Có nên đặt vòng tránh thai là phân vân của rất nhiều chị em

Có nên đặt vòng tránh thai là phân vân của rất nhiều chị em

Quy trình đặt vòng tránh thai gồm những bước gì? 

Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ đặt vòng tránh thai có tốt không hay có đau không. Sau đó, họ sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung và họ cũng có thể kiểm tra STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Bệnh nhân sẽ được sử dụng loại thuốc để giúp mở hoặc gây tê cổ tử cung trước khi đặt vòng tránh thai.

Để đặt vòng vào tử cung, bác sĩ sẽ đặt một mỏ vịt vào âm đạo và sau đó sử dụng một dụng cụ chèn đặc biệt để đưa vòng tránh thai qua lỗ cổ tử cung và đi vào tử cung. Quá trình này thường mất khoảng 1 – 2 tiếng.

Còn khi bạn muốn tháo vòng, bác sĩ sẽ biện pháp để tháo vòng tránh thai ra khỏi tử cung. Trong quá trình tháo, họ có thể sử dụng siêu âm hoặc một thiết bị chụp ảnh để tìm vòng tránh thai để lấy ra dễ dàng hơn.

Quy trình đặt vòng trước – trong – sau khi vòng tránh thai

Quy trình đặt vòng trước – trong – sau khi vòng tránh thai

Nên đặt vòng tránh thai loại nào?

Ngoài vấn đề đặt vòng tránh thai có tốt không, việc lựa chọn sử dụng loại vòng nào cũng là nỗi băn khoăn của nhiều chị em. Mỗi loại vòng thì sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất.

Sau khi hoàn thành quy trình đặt vòng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động nhiều hoặc lao động mạnh sau khi đặt vòng từ 1- 3 ngày. Nhìn chung, 2 loại vòng tránh thai chữ T và vòng tránh thai nội tiết đều phát huy công dụng rất tốt.

Những điều cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Thủ thuật đặt vòng tránh thai khá đơn giản và hiện rất phổ biến ở các cơ sở y tế. Mặc dù quy trình đặt vòng không quá phức tạp và ít có tác dụng phụ nhưng bạn cũng cần tham khảo thêm vài lưu ý khi đặt vòng tránh thai.

Những ai không phù hợp đặt vòng tránh thai?

Đặt vòng tránh thai có tốt không cũng phải tùy vào đối tượng. Có một số trường hợp nên xem xét lại hoặc không nên đặt vòng tránh thai như:

  • Bị dị ứng với đồng hoặc mắc bệnh Wilson, căn bệnh này khiến cơ thể bệnh nhân “giữ” quá nhiều đồng
  • Phụ nữ bị bệnh gan hoặc ung thư vú không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố
  • Người bị STD hoặc đã bị nhiễm trùng vùng chậu không nên sử dụng vòng tránh thai
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung hoặc tử cung
  • Nếu bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, cách tốt nhất là tránh đặt vòng tránh thai.
Đặt vòng tránh thai có tốt không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Đặt vòng tránh thai có tốt không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Thời điểm phù hợp để bắt đầu đặt vòng tránh thai?

Để vòng tránh thai phát huy tốt đa công dụng, đồng thời để biết đặt vòng tránh thai có an toàn không, lựa chọn thời điểm đặt vòng là rất cần thiết. Bạn nên tìm và xin lời khuyên tư vấn từ bác sĩ đặt vòng tránh thai có tốt không trước khi đưa ra quyết định.

Thời điểm phù hợp để dùng vòng tránh thai là khi:

  • (Ngày đầu tiên) sau khi hết/sạch chu kỳ kinh nguyệt và tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này
  • Sau 50 ngày kể từ khi sinh nở và không quan hệ tình dục, cần đặt vòng tránh thai (IUD) ngay sau khi vừa sạch kinh
  • Với trường hợp nhạy cảm như vừa sảy thai hoặc bỏ thai thì cần chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo trở lại
  • Sau khi trải qua sinh mổ thì phải đợi đến khi các vết mổ lành lặn, tối thiểu là 3 tháng sau khi sinh (chỉ thực hiện khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả).

Đặt vòng tránh thai lâu năm có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng tránh thai có tốt không và dùng lâu năm có vấn đề gì không? Đặt vòng tránh thai là biện pháp ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhất dù đã đặt nhiều năm. Hơn nữa, phương pháp này còn có lợi ích như:

  • Tránh mang thai đến hơn 97%, tác dụng tức thì
  • Thời gian phát huy tác dụng lâu dài (3 – 5 năm hoặc 0 năm tùy loại vòng)
  • Cuộc sống và quan hệ tình dục của vợ chồng không bị ảnh hưởng
  • Khả năng mang thai và sinh nở sau khi tháo vòng không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, sau khi đặt vòng tránh thai thì vẫn có vài tình trạng có thể xảy ra trong thời gian ngắn như:

  • Đau bụng dưới nếu vòng bị va chạm dẫn đến xô lệch (do quan hệ tình dục, lao động nặng…) hoặc đặt loại vòng không hợp
  • Rong kinh, rong huyết, mất kinh hoặc vô kinh
  • Rối loạn nội tiết tố làm rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, nám da, nổi mụn, căng tức ngực…
Đặt vòng nhiều năm có lợi mà cũng có hại

Đặt vòng nhiều năm có lợi mà cũng có hại

Sau khi đặt vòng tránh thai bao lâu có thể có bầu lại?

Ngoài vấn đề đặt vòng tránh thai có tốt không và sau bao lâu mới có bầu còn tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em. Nhưng hầu hết là sẽ có khả năng mang thai trở lại ngay sau khi tháo vòng. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân không nên thụ thai ngay, sau 2 – 3 tháng kể từ khi tháo vòng mới nên mang bầu.

Đau bụng và ra máu vón cục khi đặt vòng có sao không?

Thường thì sau khi đặt vòng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy chướng và đau bụng. Đây là điều rất bình thường vì tử cung vẫn chưa thích ứng với “vật thể lạ”, sau vài tháng thì sẽ ổn định hơn.

Còn sau khi đặt vòng mà bạn thấy ra máu nhiều, đau bụng dữ dội, máu vón cục thì rất có thể vòng đã bị lệch hoặc tụt vào trong ống cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Lúc này, bạn nên cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tuy nhiên về tổng thể, khi hỏi đặt vòng tránh thai có tốt không thì câu trả lời là tốt.

Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo?

Nếu có biểu hiện lạ sau khi đặt vòng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ

Nếu có biểu hiện lạ sau khi đặt vòng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ

Đặt vòng tránh thai ở đâu tốt và an toàn?

Bạn đang muốn sử dụng vòng tránh thai? Bạn không biết đặt vòng tránh thai có tốt không? Hãy đến với Dr.Marie để mọi thắc mắc của bạn được giải đáp.

Đây là hệ thống phòng khám chuyên khoa về sức khỏe phụ nữ duy nhất và lớn nhất Việt Nam. Hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie ngày càng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ khách hàng về chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như thái độ nhiệt tình của nhân viên.

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT