VÔ KINH KHI SỬ DỤNG QUE CẤY TRÁNH THAI KHÔNG PHẢI BỆNH LÝ

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / VÔ KINH KHI SỬ DỤNG QUE CẤY TRÁNH THAI KHÔNG PHẢI BỆNH LÝ

23-06-2020 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 20-09-2020

Nhiều phụ nữ lo ngại sử dụng que cấy tránh thai gây ra những thay đổi về kinh nguyệt như rong kinh, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, vô kinh khi sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone không phải là bệnh lý.
Vô kinh khi sử dụng que cấy tránh thai không phải bệnh lý

Thực tế, sự thay đổi này không nguy hiểm và không phải là bệnh lý.Dự định kế hoạch 3 – 4 năm, chị Nguyễn Hoàng Y (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) tính chuyện dùng biện pháp tránh thai dài hạn. Chị chia sẻ: “Ông xã chẳng chịu dùng bao cao su vì cảm giác không thoải mái, tôi lại hay quên uống thuốc nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì ngại phải khám định kỳ thường xuyên”. Cứ hoang mang một thời gian dài vì chẳng biết lựa chọn phương pháp nào. Cuối cùng, nhờ đồng nghiệp cùng cơ quan mách, chị đã cấy que tránh thai loại một que dưới da, có tác dụng 3 năm. Mặc dù đã được tư vấn trước đó về một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi cấy que tránh thai, chị vẫn không khỏi lo lắng khi thấy kinh nguyệt của mình ít dần rồi mất hẳn. Vì vậy, chị đã chủ động liên hệ bác sĩ tư vấn và đặt hẹn khám kiểm tra lại. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã kết luận sức khỏe chị hoàn toàn bình thường và chị có thể yên tâm tiếp tục sử dụng que cấy tránh thai.  

 Là một biện pháp tránh thai nội tiết, que cấy tránh thai cũng có thể tạo ra sự thay đổi về mô hình kinh nguyệt thường gặp trong khoảng 6 tháng đầu tiên, như kinh nguyệt ít hơn, chu kỳ ngắn hơn hoặc vô kinh. Tuy nhiên, những thay đổi này thường tự giới hạn và không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng.

Tìm hiểu về điều này, Bác sĩ Trần Đình Chiến (Cố vấn Y tế Cấp cao, tổ chức Marie Stopes Việt Nam) cho biết: “một số chị em phụ nữ thường khá lo lắng về việc không thấy ra máu kinh hàng tháng sau khi dùng que cấy tránh thai vì cho rằng đây là chuyện bất thường, không hợp với tự nhiên. Trên thực tế, hiện tượng kinh ít đi hoặc vô kinh có thể gặp ở khoảng 20% số người sử dung que cấy tránh thai. Tuy nhiên, giai đoạn vô kinh tạm thời này không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thậm chí, việc ra ít hoặc không ra máu kinh còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ. Nhiều chị em còn cảm thấy thoải mái để tham gia các hoạt động xã hội hoặc chơi các môn thể thao ưa thích”. 

Ở các nước phát triển, que cấy tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn. Biện pháp này tỏ ra khá hữu hiệu cho chị em cần giãn cách các lần sinh hoặc kế hoạch hóa gia đình ở những người đã sinh đủ con theo nhu cầu, những chị em phụ nữ ngại sử dụng vòng tránh thai hoặc khó nhớ viên thuốc tránh thai hàng ngày.

Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng có thể sử dụng que cấy tránh thai, bởi nội tiết tố có trong que không ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa mẹ. 

Que cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời chỉ chứa nội tiết tố progestine. Nội tiết tố này sẽ được giải phóng vào cơ thể với liều lượng thấp, vừa đủ để gây ức chế rụng trứng. Đây là một biện pháp tránh thai có hiệu quả tin cậy tới 99.95%.

Tư vấn BPTT
chị em phụ nữ cần phải được tư vấn kỹ càng và phải được khám sàng lọc trước khi quyết định cấy que tránh thai để loại bỏ các yếu tố nguy cơ không phù hợp. 

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác liên quan tới việc sử dụng que cấy tránh thai bao gồm đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn…. thường giảm đi theo thời gian sử dụng. Điều quan trọng là chị em phụ nữ cần phải được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định cấy que tránh thai và tất cả các khách hàng đều phải được khám sàng lọc để loại bỏ các yếu tố nguy cơ không phù hợp. 

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn