Vai trò của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phòng và trị bệnh

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Vai trò của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phòng và trị bệnh

25-08-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 27-08-2022

Một trong những lý do khiến ung thư cổ tử cung nguy hiểm đối với chị em phụ nữ chính là bệnh thường diễn biến âm thầm ở giai đoạn đầu khiến cho việc nhận biết gặp khó khăn, khi phát hiện ra thì khối u đã gây tác động nhất định tới cơ thể. Tầm soát ung thư cổ tử cung được xem là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong phòng, chữa bệnh.

1. Vì sao cần chú trọng tầm soát ung thư cổ tử cung?

Virus HPV có tới hơn 40 chủng khác nhau, trong đó, một số chủng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khi nhiễm virus HPV, thông thường cơ thể sẽ không xuất hiện triệu chứng, và có thể tự khỏi. 

Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng này không thể tự khỏi được, đặc biệt khi bị nhiễm chủng nguy cơ cao trong một thời gian dài. Sự tấn công của virus HPV vào cổ tử cung khiến cho các tế bào tại đây biến đổi bất thường, vượt quá tầm kiểm soát, tạo thành các khối u.

Qua thời gian, những u này sẽ ngày càng phát triển và lấn sâu trong cổ tử cung, lây lan và phá hủy các cơ quan khác.

Sự xuất hiện của bệnh giai đoạn đầu rất khó nhận biết
Sự xuất hiện của bệnh giai đoạn đầu rất khó nhận biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc thực hiện xét nghiệm nhằm sớm tìm ra dấu hiệu của sự biến đổi một cách không bình thường của các tế bào tại đây. Điều này giúp chúng ta có thể nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để hạn chế nguy cơ chúng phát triển thành các khối u ác tính gây bệnh.

Bình thường, tế bào ung thư tại cổ tử cung phát triển thành bệnh sẽ cần thời gian từ 3 tới 7 năm. Tuy nhiên, sự phát triển này rất âm thầm và khó nhận biết bằng các dấu hiệu bên ngoài. Chính vì vậy, tầm soát là cách duy nhất để xác định những biến đổi của tế bào trước khi chúng trở thành ung thư.

Với những phụ nữ tế bào có thay đổi nhẹ, tầm soát sẽ giúp theo dõi cho tới khi chúng được phục hồi như bình thường. Trường hợp nặng, sẽ được điều trị, loại bỏ vùng đã bị tổn thương.

>> 6 dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua

2. Bao lâu thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung một lần và thực hiện thế nào?

Hiện nay, có một số phương pháp chủ yếu được thực hiện để tầm soát bệnh, chẳng hạn như: Thinprep, Pap Smear hoặc xét nghiệm HPV với mẫu bệnh phẩm được sử dụng là tế bào lấy tại cổ tử cung. 

Bác sĩ có thể thực hiện bằng cách đặt mỏ vịt vào trong âm đạo khiến cổ tử cung được lộ ra, sau đó dùng một loại bàn chải y tế đặc biệt để lấy tế bào. Tế bào đã lấy được bỏ trong dung dịch chuyên dụng và đưa tới nơi thực hiện xét nghiệm.

  • Với các biện pháp Pap Smear hoặc Thinprep, việc quan sát bằng kính hiển vi có thể giúp phát hiện tế bào bất thường.
  • Xét nghiệm HPV sẽ giúp nhận biết sự tồn tại của virus này trong tế bào, đặc biệt là các type nguy cơ cao.
Tế bào được bỏ vào dung dịch chuyên dụng
Tế bào được bỏ vào dung dịch chuyên dụng

Số lần và khoảng cách giữa các lần tầm soát sẽ được quyết định dựa theo tiền sử bệnh lý hoặc độ tuổi mỗi người.

  • Với phụ nữ trong khoảng 21 tới 29 tuổi, nên thực hiện mỗi 3 năm 1 lần song không nên xét nghiệm HPV. Ngay cả những người đã từng tiêm vắc xin ngừa HPV cũng vẫn nên thực hiện tầm soát.
  • Những người từ 30 tới 65 tuổi nếu thực hiện cả xét nghiệm HPV và Pap Smear thì thời gian là mỗi 5 năm 1 lần, nếu chỉ Pap Smear thì 3 năm 1 lần.
  • Với trường hợp đã hơn 65 tuổi, trước đây chưa từng bị bệnh hoặc nếu trong 3 lần liên tiếp thực hiện Pap test hay 2 lần liên tiếp co-testing cho kết quả bình thường thì không cần tầm soát nữa.
  • Với những người đã cắt tử cung: phụ thuộc vào lý do dẫn đến việc này là gì. Một số trường hợp đã cắt cả cổ tử cung song trước đó từng bị bệnh thì vẫn nên tầm soát trong vòng 20 năm gần nhất sau khi phẫu thuật.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh, hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc đang mắc các bệnh tình dục nên thực hiện tầm soát thường xuyên hơn.

Dù kết quả tầm soát bất thường cũng không có nghĩa là bạn bị ung thư mà chỉ cho thấy tế bào đang có vấn đề. Nếu mức nhẹ, chúng có thể tự hồi phục. Ở mức độ nặng sẽ được chỉ định làm thêm soi hoặc sinh thiết cổ tử cung để có hướng khắc phục.

3. Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?

Xét nghiệm tầm soát bệnh cũng có thể đôi lúc mang lại kết quả không chính xác, đó là dương tính giả hoặc âm tính giả. Vì thế, để không rơi vào tình trạng này, bạn nên tránh thời kỳ kinh nguyệt, tránh giao hợp, đặt thuốc hoặc tác động tới tử cung trong ít nhất 2 ngày trước khi thực hiện.

Lúc đang có kinh không phải là thời điểm tầm soát phù hợp
Lúc đang có kinh không phải là thời điểm tầm soát phù hợp

Cùng với đó, lựa chọn cơ sở đảm bảo chất lượng cũng là một trong những điều kiện mang tính quyết định cho sự chính xác của kết quả.

Bạn có thể lựa chọn chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa hoặc các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín để thực hiện dịch vụ này. 

Dr. Marie luôn phấn đấu trở thành người bạn tin cậy của chị em
Dr. Marie luôn phấn đấu trở thành người bạn tin cậy của chị em

Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho chị em ở mọi giai đoạn của cuộc đời, hệ thống Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie trên toàn quốc là địa chỉ mang lại sự tin cậy cho chị em khi muốn tầm soát ung thư cổ tử cung hoặc thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản khác như: tránh thai, chăm sóc trước sinh,…

Nếu bạn đang băn khoăn về việc lựa chọn phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phù hợp với mình. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Qua tổng đài tư vấn: 1900 55 88 82 
  • Inbox cho tư vấn viên qua trang Fanpage: m.me/MarieStopesVietNam
  • Chat qua Zalo Page: Marie Stopes Vietnam

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT