Góc tư vấn: Nấm candida là gì? Nấm candida ở nữ có nguy hiểm không?

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Góc tư vấn: Nấm candida là gì? Nấm candida ở nữ có nguy hiểm không?

26-09-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 01-10-2022

Với phụ nữ, viêm âm đạo hoặc viêm cả âm hộ và âm đạo là một trong những hiện tượng thường xảy ra. Trong số đó, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, sự viêm nhiễm tại các cơ quan này có một phần ba là do nguyên nhân từ nấm, cụ thể là nấm candida. Vậy nấm candida là gì? Sự nguy hiểm mà chúng gây ra cho sức khỏe chị em có thể tới mức nào?

1. Nấm candida là gì?

Dù nhiễm nấm candida khá phổ biến đối với các chị em song về bản chất, nấm candida là gì thì không phải ai cũng biết.

Candida là tên loại nấm có kích thước khoảng 2-5 µm (to gấp 10 lần so với vi khuẩn), có hình tròn hay bầu dục. Đây là một loại nấm men, có thể sống cả trên da và bên trong cơ thể hai giới như tại miệng, cổ họng, ruột và âm đạo.

Bình thường, chúng có thể tồn tại mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Sự nhiễm trùng sẽ xảy ra nếu một số điều kiện bên trong âm đạo thay đổi và kích thích sự phát triển của chúng, chẳng hạn như: suy giảm của hormone, của hệ thống miễn dịch hay tác dụng phụ ở một số loại thuốc,…

Candida sống được cả trên da và bên trong cơ thể hai giới
Candida sống được cả trên da và bên trong cơ thể hai giới

Sự sinh sản của nấm candida được thực hiện bằng cách: từ tế bào của mẹ, sinh ra những bào tử hình oval, gọi là bào tử chổi. Sau đó, chúng tách ra khỏi tế bào mẹ rồi di chuyển đến các vị trí khác tạo nên sự lan truyền. Loại nấm gây bệnh phổ biến tại âm đạo là candida albicans.

2. Các điều kiện thuận lợi cho nấm candida lây nhiễm là gì?

Trong một số điều kiện sau đây, nấm candida rất dễ lây nhiễm và gây bệnh, đó là:

  • Những người có hiện tượng miễn dịch bị suy giảm do bệnh tật (như HIV) hoặc dùng thuốc gây ức chế miễn dịch.
  • Có độ pH tại môi trường âm đạo bị thay đổi do các nguyên nhân như: bị bệnh và phải dùng kháng sinh hoặc corticoid trong thời gian dài, mắc đái tháo đường, đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối,…
  • Người quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau, với người bị bệnh hoặc thực hiện thường xuyên, mạnh gây tổn thương cho âm đạo.
  • Thụt rửa âm đạo nhiều, vệ sinh không sạch sẽ khiến cho nấm từ đường tiêu hóa tấn công vào âm đạo.
  • Dùng chung quần lót với người bệnh, sử dụng quần áo quá bó khiến vùng kín luôn ở trong tình trạng nóng ẩm.
Sử dụng quần quá bó thường xuyên khiến vùng kín bí bách
Sử dụng quần quá bó thường xuyên khiến vùng kín bí bách

3. Nấm candida ở nữ có nguy hiểm không?

Nấm candida ở nữ có thể gây nên các triệu chứng điển hình như: 

  • Ngứa ngáy nhiều: đây là điều có thể gặp ở bất kỳ người phụ nữ bị bệnh nào.
  • Khí hư trở nên trắng đục, có thể bị vón hoặc như có màng váng, bám vào thành âm đạo.
  • Âm đạo, âm hộ bị nóng rát, sưng đỏ gây ra đau đớn khi thực hiện quan hệ hoặc mỗi lúc đi tiểu.

Với bất kỳ bệnh nào liên quan tới các cơ quan sinh sản, sự nguy hiểm có thể đến từ việc không được phát hiện sớm hoặc chữa trị dai dẳng, kéo dài. Với viêm nhiễm do nấm candida cũng vậy, những hậu quả mà chúng gây ra đối với chị em có thể rất trầm trọng.

Khiến cho chức năng sinh sản bị ảnh hưởng

Không chỉ là sự đau rát khiến nhu cầu quan hệ trở nên giảm sút mà bản thân chúng có thể khiến cho độ pH ở âm đạo bị rối loạn. Điều này tạo ra trở ngại lớn đối với việc tinh trùng di chuyển và kết hợp với trứng để thụ thai.

Ngoài ra, khi âm đạo bị viêm nhiễm, lượng dịch nhầy tiết ra nhiều có thể ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng hoặc khiến vòi trứng bị tắc nghẽn.

Nguy hiểm cho con khi mẹ mắc bệnh

Viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ nếu do nấm hoặc vi khuẩn hay virus có thể truyền sang con khi sinh nở khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh đường hô hấp hay ở mắt, họng, miệng,…

Sự đe dọa từ các bệnh nguy hiểm hơn

Vùng kín bị viêm do nấm trong một thời gian dài có thể dẫn tới một số dạng bệnh nguy hiểm hơn, đó là viêm tại cổ tử cung, niêm mạc tử cung, đường tiết niệu hay viêm lộ tuyến cổ tử cung,…

Mẹ viêm âm đạo gây nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn, nấm cho con khi sinh
Mẹ viêm âm đạo gây nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn, nấm cho con khi sinh

4. Nhiễm nấm candida ở nữ tự khỏi được không?

Khi đã lý giải được nấm candida là gì, có thể nhiều người sẽ băn khoăn rằng nhiễm nấm candida có khả năng tự khỏi không, có cần thăm khám điều trị phụ khoa không. Câu trả lời là không, mà thường là bạn sẽ được bác sĩ cho đặt thuốc với thành phần như Clotrimazole 100mg hoặc Econazole 150mg, cũng có thể uống Fluconazol 150mg kết hợp với thuốc bôi hoặc rửa bằng betadine.

Cùng với đó, cần phối hợp với chăm sóc đúng cách cho vùng kín như:

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang điều trị bởi sẽ thúc đẩy bệnh thêm dai dẳng.
  • Tránh xa thành phần có tác dụng tẩy rửa mạnh, tạo mùi hoặc khử mùi âm đạo.
  • Khi rửa vùng kín, thực hiện một cách nhẹ nhàng, không cho tay sâu vào bên trong, không dùng vòi nước xịt mạnh.
  • Chú ý tới việc lựa chọn, giặt giũ, vệ sinh quần áo, đồ lót.
  • Nếu là do sức đề kháng suy yếu thì cần giải quyết tận gốc những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một lưu ý nữa cho chị em là khi bạn phát hiện bị nhiễm nấm candida, khả năng cao người bạn tình cũng bị bệnh nên cả hai cần được đi khám và thực hiện điều trị. 

Cũng không nên vì xấu hổ, ngại ngùng mà tự mua thuốc uống, đặt hay bôi bởi chưa kể tới việc bạn có thể thuộc nhóm chống chỉ định dùng thuốc thì việc chữa trị không đúng nguyên nhân còn dẫn tới chai thuốc hoặc tiêu diệt cả những lợi khuẩn khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Điều trị cho cả hai vợ chồng để tránh tái phát
Điều trị cho cả hai vợ chồng để tránh tái phát

Để biết thêm thông tin chi tiết, chị em hãy nhấc máy và gọi vào tổng đài chăm sóc khách hàng của Dr. Marie 1900 55 88 82.

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT