Xét nghiệm chẩn đoán PAPsmear phết tế bào cổ tử cung là gì

Trang chủ / Tin tức / Thông tin dịch vụ / Xét nghiệm chẩn đoán PAPsmear phết tế bào cổ tử cung là gì

19-09-2020 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 04-11-2020

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm PAPsmear. Theo lời khuyên của bác sĩ, ngay cả khi bạn đã tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV thì vẫn nên làm xét nghiệm này 3 năm một lần.

Xét nghiệm PAP là gì?

Xét nghiệm PAP (tên gọi đầy đủ là Papanicolaou) hay còn gọi là phết PAP , phết cổ tử cung. Đây là xét nghiệm được dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được đặt theo tên của một vị bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp là Georgios Nikolaou Papanikolaou (1883-1962).

xét nghiệm PAP tại MEDLATEC giúp sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung

Những ai nên làm xét nghiệm PAPsmear? Tần suất như thế nào?

Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ từ 21 tuổi đến 69 tuổi, đã từng có quan hệ tình dục; có 1 bạn tình hay nhiều bạn tình; kể cả trường hợp đã đi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV,…  thì đều nên đi làm xét nghiệm PAP đều đặn.

  • Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: các bác sĩ khuyên rằng thời điểm thích hợp nhất để bạn tiến hành làm xét nghiệm PAP lần đầu khi bạn 21 tuổi với tần suất từ 2 – 3 năm thì làm xét nghiệm lại một lần. Bạn cũng nên thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên: nên làm xét nghiệm PAP cùng với xét nghiệm tìm virus HPV ( một loại virus thường lây truyền qua đường tình dục) để sàng lọc nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trong độ tuổi này thường được khuyến cáo làm xét nghiệm PAP 3 – 5 năm/ lần và khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
  • Phụ nữ đã từng cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung.

Những trường hợp nào thì không cần phải làm xét nghiệm PAP?

Phụ nữ cắt bỏ toàn bộ tử cung ( bao gồm cả cổ tử cung) sẽ không cần phải làm xét nghiệm PAP.

Quy trình xét nghiệm Papsmear diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm PAPsmear chỉ là 1 thủ thuật đơn giản diễn ra rất nhanh chóng và an toàn nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều trước khi làm xét nghiệm này. Để thực hiện xét nghiệm PAP, bác sĩ sẽ khám và nhẹ nhàng đặt dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo của bạn để có thể quan sát rõ cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một chiếc bàn chải nhỏ hoặc chiếc thìa nhỏ để thu thập các tế bào trong cổ tử cung và đặt chúng lên tấm lam kính, rồi chuyển đến phân tích tại phòng xét nghiệm.

xét nghiệm PAP tại MEDLATEC giúp sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung
Sau khi thu thập mẫu các tế bào trong cổ tử cung và đặt chúng lên tấm lam kính, bác sĩ sẽ chuyển đến phân tích tại phòng xét nghiệm.

Xét nghiệm PAP bao lâu thì có kết quả?

Sau ngày lấy phết tế bào Pap, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm trong vòng 1 ngày.

Trước khi xét nghiệm PAP cần lưu ý điều gì?

Để kết quả xét nghiệm PAP được chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Trước 2 ngày tiến hành làm xét nghiệm PAP. bạn nên tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, không sử dụng bất kỳ một loại thuốc đặt âm đạo, thuốc diệt tinh trùng nào,…. vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Thời điểm lý tưởng để tiến hành xét nghiệm PAP là từ ngày thứ 10 – 20 trong chu kỳ kinh nguyệt và nên tránh ngày đang có hành kinh.
  • Bạn nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm PAP khoảng 20 phút.

TÔI MUỐN TƯ VẤN KỸ HƠN VỀ DỊCH VỤ SÀNG LỌC ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG, PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Hệ thống phòng khám của Marie Stopes Việt Nam luôn tư vấn nhiệt tình cho mọi khách hàng. Chúng tôi đảm bảo mọi thông tin của bạn đều được giữ bí mật, mọi bác sĩ đều tư vấn chuyên nghiệp, kín đáo, không phán xét.

Nếu bạn đang băn khoăn về việc lựa chọn phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phù hợp với mình. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Qua tổng đài tư vấn: 1900 55 88 82 
  • Inbox cho tư vấn viên qua trang Fanpage: m.me/MarieStopesVietNam
  • Chat qua Zalo Page: Marie Stopes Vietnam
Fanpage chính thức để bạn nhận tư vấn và đặt hẹn sàng lọc ung thư cổ tử cung
Fanpage chính thức của Marie Stopes Việt Nam

Bạn cũng có thể đặt hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên bạn nhé!

Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Marie Stopes Việt Nam: http://drmarie.com.vn/dich-vu/

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT