ƯU ĐÃI ĐẦU NĂM: NHẬN NGAY QUÀ TẶNG LÊN TỚI 300.000Đ

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / ƯU ĐÃI ĐẦU NĂM: NHẬN NGAY QUÀ TẶNG LÊN TỚI 300.000Đ

09-02-2022 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 09-02-2022

Năm mới đã đến với những thử thách và cơ hội đang chờ đón bạn. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khoẻ tốt để sẵn sàng cho năm 2022 nhé!

Nhân dịp năm mới, Dr.Marie dành tặng phái đẹp ưu đãi vô cùng hấp dẫn khi sử dụng dịch vụ tại hệ thống phòng khám Sản phụ khoa Dr.Marie:

Hoàn tới 20% khi sử dụng gói dịch vụ Tầm soát ung thư cổ tử cung chuyên sâu bằng phương pháp phết tế bào Thinprep và Xét nghiệm định tuýp HPV.

Chương trình áp dụng từ 14/02/2022 đến hết ngày 19/02/2022 tại hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie trên toàn quốc.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Bình thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng, còn ống cổ tử cung được tạo thành từ một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Nơi giao nhau của hai tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, là nơi các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư dễ phát triển nhất.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Thông thường, các tế bào này sẽ xuất hiện và phát triển dần dần qua nhiều năm dưới tác động của các tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác nên người bệnh khó nhận biết. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung chưa từng thực hiện tầm soát trước đó.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm Hoa Kỳ có hơn 13.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hơn 4.000 ca tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này đã giảm xuống khoảng 2%/năm nhờ việc tiêm chủng vắc xin ngừa HPV kết hợp áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, phát hiện và điều trị từ sớm. 

1. Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đã và đang là “vấn đề nhức nhối” bởi bệnh có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ.

Đáng lo ngại nhất, ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng và hầu hết người bệnh được chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp, các phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung – buồng trứng, xạ trị, hóa trị có thể gây biến chứng vô sinh, tước đi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. “Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, từ đó bác sĩ có thể đưa ra tư vấn về biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ”, Bs.Vũ Thị Mai, Giám đốc phòng khám Dr.Marie Hà Nội 01 nhấn mạnh.

Ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với tâm lý, sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện có. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhiều thắc mắc và băn khoăn xung quanh cách thức và độ tuổi thực hiện các xét nghiệm khiến chị em phân vân, chưa biết nên áp dụng phương pháp nào phù hợp và hiệu quả.

Là hệ thống phòng khám chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ phụ nữ duy nhất và lớn nhất tại Việt Nam với 12 chi nhánh trên toàn quốc, Dr.Marie đã cập nhật những phương phác xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại, hiệu quả nhất, được áp dụng tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đức, Hà Lan…giúp chị em phụ nữ có thể an tâm về sức khoẻ của mình khi đến với Dr.Marie.

2. Xét nghiệm Thinprep

2.1. Xét nghiệm Thinprep là gì?

Xét nghiệm Thinprep là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear. Với xét nghiệm này, sau khi thu thập được, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep, sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

2.2. Xét nghiệm Thinprep được tiến hành như thế nào?

Phụ nữ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối gập lại, người thả lỏng. Bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để lấy các mẫu tế bào ở khu vực cổ tử cung.

Các tế bào này được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình và cho vào lọ Thinprep, sau đó được bảo quản và mang đến phòng thí nghiệm để thực hiện các kỹ thuật tách chiết và phết tế bào lên mặt lam kính, tiến hành phân tích và cho kết quả.

2.3. Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm Thinprep?

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đối tượng và độ tuổi được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Thinprep gồm:

  • Dưới 21 tuổi: Chưa cần thực hiện xét nghiệm này.
  • Từ 21 – 29 tuổi: Nên làm xét nghiệm định kỳ 3 năm/lần để tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Nếu âm tính với HPV thì làm Thinprep 3 năm/lần hoặc kết hợp Thinprep và HPV định kỳ 5 năm/lần. Nếu dương tính với HPV thì thực hiện đồng thời Thinprep và HPV định kỳ mỗi năm.
  • Trên 65 tuổi: Không tầm soát vì hầu hết các kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng nguy cơ ung thư.

3. Xét nghiệm Định tuýp HPV – HPV DNA

3.1. Xét nghiệm HPV DNA là gì?

Xét nghiệm HPV DNA sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. (5)

Phương pháp xét nghiệm này không khẳng định 100% phụ nữ có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả thu được có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể, nhờ đó đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

3.2. Xét nghiệm HPV DNA được tiến hành như thế nào?

Thông thường, xét nghiệm HPV DNA được thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Thinprep để thu thập các tế bào cổ tử cung, phát hiện và đánh giá những tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư từ sớm.

Tại sao cần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung | Vinmec
Chổi phết tế bào dùng trong xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

3.3. Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm HPV DNA?

Phác đồ sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV DNA được chỉ định như sau:

  • Dưới 30 tuổi: Chưa thực hiện xét nghiệm này.
  • Từ 30 – 65 tuổi: Kết hợp thực hiện HPV và Thinprep hoặc Pap Smear định kỳ 5 năm/lần nếu kết quả HPV âm tính. Và kết hợp thực hiện HPV và Thinprep hoặc Pap Smear hàng năm nếu kết quả HPV dương tính.
  • Trên 65 tuổi: Không cần thiết.

QUY TRÌNH TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA DR.MARIE

Đến với Dr.Marie, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám và tầm soát chuyên nghiệp, tận tình, nhanh chóng, bảo mật theo tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ của Bộ Y tế Việt Nam và tổ chức MSI Reproductive Choices Toàn cầu.

  • Bước 1: Tư vấn, sàng lọc các vấn đề về sức khoẻ cơ bản, bệnh sử
  • Bước 2: Khám phụ khoa
    • Đây là bước đầu tiên và quan trọng trước khi bác sĩ đưa ra chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
  • Bước 3: Tiến hành các xét nghiệm trong quá trình khám phụ khoa
    • Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, các phòng khám Dr.Marie sẽ chuyển mẫu này cho đối tác phòng Lab chuyên cung cấp các dịch vụ xét nghiệm để kỹ thuật viên tiến hành xử lý và đọc kết quả bằng máy, giúp đưa ra kết quả chính xác với độ tin cậy cao
  • Bước 3: Trả kết quả: Các bác sĩ của Dr.Marie sẽ trả kết quả cho KH sau khi nhận kêt quả từ phòng Lab và dưa ra những tư vấn thêm về việc chăm sóc sức khoẻ cho chị em dựa trên kết quả dã nhận trong vòng 5-7 ngày sau khi làm xét nghiệm.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, gồm:

  • Không sử dụng kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Không thực hiện tầm soát trong những ngày kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để tầm soát là khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • Không làm xét nghiệm trong vòng 24 – 28 giờ sau quan hệ tình dục.
  • Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu có đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể dương tính hoặc âm tính, trong một số ít trường hợp có thể xảy ra dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả dương tính, khách hàng cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán chính xác nguy cơ cũng như mức độ ung thư cổ tử cung.

Đặt hẹn ngay với Dr.Marie

Hệ thống phòng khám của Dr.Marie luôn tư vấn nhiệt tình cho mọi khách hàng. Chúng tôi đảm bảo mọi thông tin của bạn đều được giữ bí mật, mọi bác sĩ đều tư vấn chuyên nghiệp, kín đáo, không phán xét.

Nếu bạn đang băn khoăn về biện pháp tránh thai này. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Qua tổng đài tư vấn: 1900 55 88 82 
  • Inbox cho tư vấn viên qua trang Fanpage: m.me/spkdrmarie

Bạn cũng có thể đặt hẹn nhanh chóng qua mẫu đặt hẹn tại trang chủ của website bạn nhé!

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT