Ung thư cổ tử cung, nguyên nhân và triệu chứng

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Ung thư cổ tử cung, nguyên nhân và triệu chứng

21-09-2023 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 21-09-2023

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào của cổ tử cung (phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo).

Ai là người dễ có nguy cơ mắc UTCTC?

Tất cả phụ nữ đã từng quan hệ tình dục với nhiều người, bị nhiễm HPV, bị viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, lâu ngày không khỏi, người bị sùi mào gà, viêm lộ tuyến cổ tử cung, hút thuốc lá, v.v… đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Vì vậy, phụ nữ được khuyến cáo làm các xét nghiệm sàng lọc Ung thư CTC định kỳ 1 – 3 năm một lần. Đây là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của bạn. Tùy theo kết quả xét nghiệm của mỗi lần, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra quyết định thời gian làm xét nghiệm cho lần tiếp theo hoặc làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Có những loại xét nghiệm nào để sàng lọc Ung thư CTC?

Có nhiều loại xét nghiệm để phát hiện sớm Ung thư CTC, bao gồm:

  • VIA: quan sát CTC bằng mắt thường với Acid Acetic.
  • VIlI: quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch Lugol Iodine.
  • Pap’smear: đánh giá sự thay đổi tế bào CTC qua nhuộm & soi
  • Thinprep là XN tế bào tự động và đồng thời có thể xác định được Type HPV
  • Soi cổ tử cung: là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung (thiết bị phóng đại đặc biệt)
  • Xét nghiệm HPV DNA: xác định chính xác sự hiện diện virus HPV

Nếu bạn đã từng hoặc thường xuyên có quan hệ tình dục, tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm định kỳ 1 – 3 năm một lần, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

Nguyên nhân gây UTCTC

Trên 99,7% các trường hợp mắc UTCTC là do nhiễm một số loại vi rút HPV trong thời gian dài, đặc biệt chủng HPV 16 và 18. Bất kỳ người nào đã từng quan hệ tình dục đều có thể nhiễm HPV vì nó là một loại virus phổ biến và có trên 100 chủng HPV khác nhau.

Số các trường hợp khác được cho là do yếu tố gen di truyền, môi trường sống và làm việc độc hại.

Các triệu chứng của UTCTC

Ở giai đoạn sớm, người phụ nữ chưa có triệu chứng gì.

Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường gặp các triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường hoặc chảy máu sau giao hợp, khí hư nhiều hơn bình thường, có mùi khó chịu.

Khi đi khám sẽ phát hiện có các tổn thương sùi ở cổ tử cung, dễ chảy máu khi đụng chạm. Bằng mắt thường khó để phân biệt được các tổn thương nghi ngờ, do vậy cần làm các xét nghiệm để phát hiện sớm Ung thư CTC.

Phòng ngừa UTCTC

  • Tiêm vaccine phòng virus HPV: Đây là phương pháp phòng ngừa UTCTC đơn giản mà hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc UTCTC.
  • Không quan hệ tính dục sớm, đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì khi các cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện
  • Quan hệ tình dục chung thủy, sử dụng các biện pháp an toàn khi cần như sử dụng bao cao su.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong và sau mỗi kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.
  • Thăm khám sức khỏe sinh sản theo định kỳ để có thể phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời.

 Điều trị UTCTC

  • Ở các giai đoạn khác nhau, Ung thư CTC có những cách điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn cần đi tới bác sĩ để khám và hướng dẫn cụ thể
  • Quan trọng là việc điều trị ung thư cổ tử cung phải được thực hiện bởi một đội ngũ y tế chuyên nghiệp, gồm các chuyên gia trong lĩnh vực ung thư và phẫu thuật. Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám bác sĩ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế cũng rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe.

Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc muốn đặt lịch tư vấn, lịch khám với Dr. Marie, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Hotline: 1900 55 88 82 

Zalo: https://zalo.me/211881704654906939/ 

Facebook Messenger: https://m.me/sanphukhoadrmarie/ 

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM DR. MARIE TRÊN TOÀN QUỐC

MIỀN BẮC

MIỀN TRUNG

MIỀN NAM

 

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT