PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VỚI XÉT NGHIỆM VIA

Tìm thông tin tương tự

20-09-2020 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 09-02-2022

Ung thư cổ tử cung (UT CTC) là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 hai cho nữ giới. Với tiếng bộ của khoa học, căn bệnh này có thể được sàng lọc phát hiện từ giai đoạn sớm với các xét nghiệm VIA, Thinprep, Pap Smear…

Ung thư cổ tử cung (UT CTC) là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất cho sức khỏe phụ nữ, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với nữ giới. Ung thư CTC là bước kế tiếp của tân sinh biểu mô CTC nhưng không phải tất cả tân sinh trong biểu mô CTC đều tiến tới ung thư CTC, điều này phụ thuộc vào việc nhiễm một hoặc nhiều số chủng virus nguy cơ cao có tên Human papiloma virus (HPV). Hiện nay chủng virus 16,18 là loại phổ biến của nguyên nhân tiên phát gây UT CTC ( ví dụ một số khác : 58, 39, 68…). Phần lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ nhiễm HPV.

Trong chu kỳ tế bào bình thường, mỗi tế bào chết đi sẽ được thay thế bởi tế bào mới. Khi HPV xâm nhập vào nhân tế bào bề mặt CTC, nếu HPV chỉ ở trong tế bào chất  của tế bào bề mặt CTC (gây loạn sản) thì tổn thương mức độ thấp có thể thoái triển, nhưng nếu chúng gắn vào bộ mã di truyền (genome) của tế bào bề mặt CTC thì sẽ trở nên bất tử & sản sinh các tế bào mang mầm bệnh ngày càng nhiều (dị sản) cuối cùng thành các u tân sinh mức độc cao/nguy cơ ung thư trong lớp tế bào bề mặt CTC hay nói cách khác là tân sinh trong tế bào bề mặt CTC là tổn thương tiền ung thư. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, quá trình này ngầm xảy ra trong thời gian vài tháng đến hơn 20 năm. Do vậy, việc phát hiện sớm nguy cơ tiền ung thư cổ tử cung là hết sức quan trọng trong việc giảm tỷ lệ ung thư CTC và các hệ lụy của nó.

xét nghiệm via trong khi khám phụ khoa định kỳ

Tại phòng khám Marie Stopes Việt Nam, chúng tôi cung cấp dịch vụ phát hiện sớm tiền ung thư UT CTC bằng 3 phương pháp là quan sát trực tiếp biến đổi tế bào bề mặt CTC với Acid Acetic (VIA), làm phết tế bào bề mặt CTC (Pap smear) và xét nghiệm Thinprep – Phương pháp cải tiến hơn của Pap smear:

Quan sát trực tiếp biến đổi tế bào bề mặt CTC với Acid Acetic (Xét nghiệm VIA):

Phương pháp quan sát trực tiếp CTC với Acid Acetic (VIA) là một phương pháp đơn giản để phát hiện sớm những thay đổi ở lớp tế bào bề mặt cổ tử cung. Phương pháp này sử dụng Acid Acetic, là một acid nhẹ với nồng độ thấp, không gây hại, để xét nghiệm. Đây là phương pháp sàng lọc quốc gia thực hiện ở tuyến y tế cơ sở chỉ định cho nữ 21-70 tuổi, ưu tiên 30-50 tuổi đã có quan hệ tình dục, nhưng không áp dụng cho phụ nữ mãn kinh.

Khi tiến hành xét nghiệm VIA, Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa mỏ vịt vào âm đạo của bạn để có thể quan sát rõ cổ tử cung. Tiếp đó, Bác sĩ sẽ chậm nhẹ dung dịch Acid Acetic lên bề mặt cổ tử cung. Sau khoảng 1 phút, các thay đổi xuất hiện trên bề mặt ung thư cổ tử cung trong một vài phút sẽ được quan sát và ghi chép lại.

Toàn bộ thủ thuật sẽ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi xót khi dung dịch Acid Acetic thấm vào CTC tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Bạn nên làm lại xét nghiệm này định kỳ theo đề xuất mỗi năm 1 lần trong 2 năm liên tiếp, nếu kết quả xét nghiệm liên tiếp không có biến đổi bất thường ở lớp tế bào bế mặt CTC sau đó mỗi 2-3 năm xét nghiệm 1 lần.

Lưu ý rằng, trong trường hợp Bác sĩ xác định được các bất thường, điều này có nghĩa là có những thay đổi bất thường (chứ không phải là ung thư) của tế bào ở bề mặt cổ tử cung và CÓ THỂ dẫn đến ung thư nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời và đúng cách do vậy bạn cần được tiến hành theo dõi theo qui trình chẩn đoán- điều trị ngay. 

Phương pháp VIA cho tỷ lệ chẩn đoán độ chính xác khá cao lên tới trên 70%. Cùng với quy trình tiến hành đơn giản, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung.

Phiến đồ tế bào cổ tử cung – Âm đạo (Pap smear): 

Đây là phương pháp thường dùng nhất ở những nơi có đủ điều kiện xét nghiệm để sàng lọc ung thư CTC. Phương pháp này cho thấy hình ảnh các biến đổi về hình thái tế bào bề mặt CTC.

Với phương pháp Pap smear, các Bác sĩ sẽ lấy một số tế bào cổ tử cung-âm đạo (CTC-ÂĐ) của bạn để xét nghiệm. Phương pháp này giúp xác định các tế bào ung thư hoặc các tế bào có khả năng biến đổi thành tế bào ung thư.

Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng việc đưa mỏ vịt vào âm đạo của bạn để có thể quan sát cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng que lấy mẫu để lấy các tế bào vùng cổ tử cung, phết lên lam kính và cố định bằng cồn. Lam kính này sau đó sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bạn sẽ không đau, tuy nhiên có thể có ít dịch hồng hoặc ít máu thoáng qua.  

Phương pháp Pap smear có tỷ lệ phát hiện khoảng 60%. Đây là một phương pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Phương pháp sàng lọc tế bào Thinprep

ThinPrep Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các chất liệu cổ tử cung thu lượm không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được sử lý bằng máy ThinPrep để làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động

So với Pap smear, ThinPrep Pap làm tăng độ nhạy, đồng thời làm giảm tỷ lệ âm tính giả trong phát hiện các bào tiền ung thư và ung thư cổ tử cung một cách có ý nghĩa rất rõ rệt

Các bác sĩ của Marie Stopes Việt Nam khuyên Bạn nên làm xét nghiệm này 2 năm một lần trong khi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm nguy cơ ung thư.

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT