Đau bụng kinh, nguyên nhân và cách xử lý

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / Đau bụng kinh, nguyên nhân và cách xử lý

28-07-2023 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 11-08-2023

Đau bụng kinh là gì?

Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng nhưng không có sự giao hợp thụ tinh, niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra bên ngoài dưới dạng máu kinh. 

Quá trình này được điều chỉnh bởi các hormone sinh dục nữ, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Do đó, khi đến ngày kinh, phụ nữ có thể trải qua cảm giác đau bụng dưới, thường được gọi là thống kinh.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh, nguyên nhân và cách xử lý

Đau bụng kinh, nguyên nhân và cách xử lý

Cơn đau kinh là một cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới, có thể xảy ra trước và trong suốt kỳ kinh nguyệt. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn một nửa phụ nữ trải qua đau bụng kinh trong khoảng 1-2 ngày ở những ngày đầu của kỳ kinh. Cơn đau này có thể từ nhẹ nhàng, âm ỉ đến mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và công việc của phụ nữ trong vài ngày.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh. Nếu không có thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra khỏi cơ thể do sự co bóp của tử cung.

Khi tử cung co bóp mạnh, máu trong niêm mạc tử cung bị chèn ép, làm giảm nguồn cung cấp máu và oxy đến tử cung. Thiếu oxy sẽ khiến các mô trong tử cung tiết ra chất hóa học gây co thắt tử cung mạnh hơn, gây đau cho phụ nữ. Ngoài ra, trong những ngày đầu kinh, cơ thể tiết ra prostaglandin, một chất trung gian hóa học, làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đây là lý do tại sao phụ nữ cảm thấy đau bụng nhiều hơn trong thời gian kinh.

Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân trên, đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung… Nếu phụ nữ gặp đau kinh dữ dội và kéo dài, cần đi khám ngay để tìm nguyên nhân.

Cách xử lý khi đau bụng kinh

10 cách xử lý khi đau bụng kinh

10 cách xử lý khi đau bụng kinh

Chườm ấm bụng

Đây là phương pháp được nhiều chị em sử dụng nhất vì tính đơn giản và hiệu quả. Có thể dụng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng nhằm giữ ấm khu vực bụng dưới để giảm đau bụng kinh.

Massage vùng bụng dưới

Khi bị đau bụng kinh, có thể xoa tay làm ấm và massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới, làm giãn cơ bụng, giúp phần bụng dưới thoải mái hơn trong thời gian hành kinh.

Tắm nước ấm

Nên tắm bằng nước ấm trong những ngày có hành kinh vừa để điều hòa cơ thể và tăng lưu thông khí huyết và vừa giúp vùng kín được vệ sinh sạch sẽ hơn.

Sử dụng thảo mộc

Uống trà thảo mộc nóng/ nước chanh ấm cũng giúp giảm đau bụng kinh rất hiệu quả.

Uống nhiều nước ấm/ nóng

Nếu không có trà thảo mộc, chị em có thể uống một cốc nước ấm/ nóng để giúp giảm cơn đau bụng kinh vì nước ấm/ nóng có thể giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, cơ thể thoải mái hơn.

Ăn uống lành mạnh, khoa học

Trong thời gian có kinh nguyệt, tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm cay, nóng, đồ uống có gas, caffeine, rượu, bia,…

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập những bài thể dụng nhẹ nhàng cũng là cách khiến cơ thể được thư giãn và vận động giúp lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh.

Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc sẽ giúp chị em có năng lượng và giảm thiểu các cơn đau bụng kinh đáng kể. Lưu ý nên ngủ đúng tư thế để làm giãn cơ bụng.

Giữ tinh thần thoải mái

Luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

Sử dụng thuốc giảm đau

Trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội và các phương pháp trên không thể giúp bạn giảm thiểu phần nào cơn đau, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, cần có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên gia để tránh gây ra các hậu quả hay tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc muốn đặt lịch tư vấn, lịch khám với Dr. Marie, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Hotline: 1900 55 88 82 

Zalo: https://zalo.me/211881704654906939/ 

Facebook Messenger: https://m.me/sanphukhoadrmarie/ 

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM DR. MARIE TRÊN TOÀN QUỐC

MIỀN BẮC

MIỀN TRUNG

MIỀN NAM

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT