NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ / NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

11-09-2020 | Tác giả: | Ngày cập nhật: 09-02-2022

Tính đến nay, ung thư cổ tử cung ở nữ giới là bệnh lý ác tính không còn mới và có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư vú. Trên thế giới, cứ 2 phút thì có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Tính riêng ở Việt Nam, hằng năm có hơn 5.200 ca mắc bệnh trong đó có khoảng 2.000 người chết và trung bình có khoảng 14 người mắc bệnh mới mỗi ngày.

Triệu chứng sớm 

Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn chính và giai đoạn đầu được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển vào sâu trong các mô, hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng.
  • Tiết dịch âm đạo nhiều : Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc
  • Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân
  • Chuột rút: bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt
  • Bất thường trong tiểu tiện: cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện…
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm…

Tại sao cần sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung?

Do những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hầu như rất khó phân biệt với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường, vì vậy, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh.

Khám định kỳ để sàng lọc và điều trị sớm ung thư cổ tử cung

Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, xét nghiệm định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường trước khi chúng trở nên nghiêm trọng đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm. Vì vậy, đừng lo lắng, nên tự tin vì bạn đã kiểm soát được sức khỏe của mình.

Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Y khoa ngày càng phát triển vượt bậc nên việc áp dụng công nghệ cao vào chẩn đoán các căn bệnh cũng phổ biến hơn. Trong đó điển hình là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Trước kia, để phát hiện được các tế bào ung thư, các cơ sở y tế khám chữa bệnh cần thực hiện rất nhiều quá trình khác nhau. Nhưng ngày nay, với phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, việc chẩn đoán không còn là điều khó khăn nữa.

Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear

Xét nghiệm Pap smear còn được gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhiệm vụ của phương pháp này là phát hiện sớm những biến đổi tế bào ở cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu vô cùng đơn giản và được các bác sĩ thực hiện trong khi khám phụ khoa với các dụng cụ chuyên biệt.

Sau khi lấy được các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện các tế bào rỗng thì bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.

Để xét nghiệm Pap đạt độ chính xác cao nhất, chị em cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Không thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.
  • Không sử dụng kem bôi, thuốc âm đạo,… hay có những tác động nào vào vùng âm đạo gây ảnh hưởng tới kết quả.
  • Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, đã tiêm ngừa HPV vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.
  • Thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm Pap là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đặc biệt lưu ý tới định kỳ xét nghiệm Pap khoảng 2 – 3 năm/lần. Còn đối với những trường hợp phát hiện ra virus HPV thì tầm soát 1 năm/lần.

Phương pháp sàng lọc tế bào Thinprep

ThinPrep Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các chất liệu cổ tử cung thu lượm không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được sử lý bằng máy ThinPrep để làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động

So với Pap smear, ThinPrep Pap làm tăng độ nhạy, đồng thời làm giảm tỷ lệ âm tính giả trong phát hiện các bào tiền ung thư và ung thư cổ tử cung một cách có ý nghĩa rất rõ rệt

Xét nghiệm virus HPV

HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có khoảng 200 type. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất, gây nên 75 – 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Virus HPV rất dễ lây lan, có thể thông qua da, tử cung, âm đạo,… của người bị nhiễm.

Ở các nước phát triển trên thế giới, xét nghiệm virus HPV là một trong những phương pháp phổ biến hiện được được áp dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Như chúng ta đã biết, có tới 75 – 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV các type nguy cơ cao và rất cao gây ra. Do đó hiện nay, Bộ y tế đã bổ sung xét nghiệm HPV vào quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Kỹ thuật lấy mẫu của phương pháp này cũng đơn giản, tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm HPV được khuyến cáo kết hợp với xét nghiệm Pap smear để mang tới kết quả chính xác cao nhất.

Phương pháp sàng lọc VIA

Đây là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic – một loại acid có nồng độ thấp, không gây hại.

Toàn bộ quy trình sàng lọc diễn ra trong thời rất ngắn, chỉ khoảng vài phút. Đầu tiên bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó nhỏ dung dịch Acid acetic lên và quan sát những thay đổi sau đó. Chị em có thể cảm thấy hơi xót khi Acid acetic nhỏ vào tử cung nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.

Đối tượng phù hợp nhất nên sàng lọc VIA là từ 30 – 50 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mãn kinh. Tần suất làm xét nghiệm 2 năm/lần.Sàng lọc VIA được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở khi không có đủ điều kiện xét nghiệm HPV cũng như làm Pap smear. Nếu thấy nghi ngờ có tổn thương thì cần hướng dẫn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khám sàng lọc kỹ hơn.

Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo,… cũng được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám phụ khoa để bước đầu sàng lọc các triệu chứng bất thường.

TÔI MUỐN TƯ VẤN KỸ HƠN VỀ DỊCH VỤ SÀNG LỌC ƯNG THƯ CỔ TỬ CUNG, PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Hệ thống phòng khám của Marie Stopes Việt Nam luôn tư vấn nhiệt tình cho mọi khách hàng. Chúng tôi đảm bảo mọi thông tin của bạn đều được giữ bí mật, mọi bác sĩ đều tư vấn chuyên nghiệp, kín đáo, không phán xét.

Nếu bạn đang băn khoăn về việc lựa chọn phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phù hợp với mình. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Qua tổng đài tư vấn: 1900 55 88 82 
  • Inbox cho tư vấn viên qua trang Fanpage: m.me/MarieStopesVietNam
  • Chat qua Zalo Page: Marie Stopes Vietnam
Fanpage chính thức để bạn nhận tư vấn và đặt hẹn sàng lọc ung thư cổ tử cung
Fanpage chính thức của Marie Stopes Việt Nam

Bạn cũng có thể đặt hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên bạn nhé!

Bài viết này hữu ích với bạn?

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT