Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Tìm thông tin tương tự

22-08-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 24-08-2022

Ung thư cổ tử cung đã trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến đối với chị em phụ nữ. Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều thắc mắc, trong đó ung thư cổ tử cung có di truyền không là điều gây ra nhiều băn khoăn, lo lắng cho chị em.

1. Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ung thư cổ tử cung có di truyền không, hãy cùng Dr. Marie tìm hiểu đôi nét về bệnh. 

Ung thư cổ tử cung xảy ra do virus HPV thúc đẩy các tế bào ở đây phát triển quá mức kiểm soát khiến hình thành các khối u. Virus này có khoảng 40 type, trong đó 16 và 18 có độ nguy hiểm cao nhất.

Ung thư cổ tử cung đe dọa tới tính mạng của hàng triệu phụ nữ trên thế giới
Ung thư cổ tử cung đe dọa tới tính mạng của hàng triệu phụ nữ trên thế giới

Phụ nữ có hoạt động tình dục, trong độ tuổi từ khoảng 35 tới 50 là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn cả. Đặc biệt, đối với một số trường hợp như người quan hệ tình dục quá sớm, sinh đẻ quá nhiều lần, lạm dụng thuốc tránh thai, hút thuốc hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn tới nguy cơ mắc bệnh.

Tùy giai đoạn bệnh mà có thể có những biểu hiện đặc trưng riêng

Ở giai đoạn đầu

Virus tiến triển âm thầm, gần như không có dấu hiệu nào để có thể nhận biết. Điều này có thể lý giải cho việc vì sao bệnh được xem là rất nguy hiểm.

Giai đoạn I

Tế bào đã bắt đầu hoàn thành việc khu trú tại cổ tử cung, có thể dẫn tới một số hiện tượng như: thay đổi dịch âm đạo hoặc chu kỳ kinh nguyệt, khiến chảy máu âm đạo một cách bất thường,…

Giai đoạn II

Khối u có thể bắt đầu xâm lấn tới khu vực bên ngoài cổ tử cung và dẫn tới hiện tượng như: rối loạn chu kỳ, đau khi quan hệ, âm đạo chảy máu,…

Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Giai đoạn III

Khối u đã phát triển mạnh, vượt ra khỏi tử cung, tấn công đến khung chậu hoặc có thể xâm lấn xuống dưới âm đạo, tới niệu quản gây hại cho thận.

Giai đoạn IV

Khối u lan rộng và tấn công tới trực tràng, bàng quang, di căn tới phổi, gan khiến khó thở, ho ra máu, đau gan, sụt cân trầm trọng,… và khả năng chữa khỏi gần như không còn.

2. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Với băn khoăn ung thư cổ tử cung lây qua đường nào, trước hết chúng ta cần khẳng định đây không phải là một bệnh truyền nhiễm song virus HPV gây bệnh lại có thể lây lan từ người này qua người khác 

Các con đường khiến cho virus có thể lây lan bao gồm:

  • Thông qua hoạt động tình dục, với những người bị nhiễm virus hoặc với nhiều bạn tình, bao gồm cả quan hệ bằng miệng hoặc qua âm đạo hay hậu môn.
  • Từ mẹ sang con nếu trong quá trình em bé chào đời tiếp xúc với vết trầy xước hoặc dịch cơ thể có chứa virus.
  • Dùng chung quần áo lót hay chạm vào dịch từ các nốt bệnh ở người bị nhiễm,… 

Ngoài gây ung thư cổ tử cung, virus HPV còn có thể gây ra các u nhú hoặc mụn cóc sinh dục ở người.

Điều này có nghĩa là nếu đã tiến triển thành bệnh, ung thư cổ tử cung không thể lây lan nhưng ở dạng virus đang hoạt động lại có thể lây, gây ra bệnh cho người khác.

Có nhiều con đường khiến virus HPV có thể lây lan
Có nhiều con đường khiến virus HPV có thể lây lan

Tương tự như vậy, đối với thắc mắc ung thư cổ tử cung có di truyền không, có thể nói bệnh không di truyền song nếu trong một gia đình có mẹ hoặc chị bị mắc thì khả năng bạn bị mắc sẽ cao hơn so với gia đình không có người bị.

Nguyên nhân là theo một số nghiên cứu đã được công bố, một số đối tượng phụ nữ có đột biến về gen STK thuộc nhiễm sắc thể số 11 khiến suy giảm khả năng chống lại HPV cũng như hạn chế khả năng ức chế khối u phát triển và phân chia.

3. Phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Để phòng tránh bệnh, cần giảm thiểu các nguy cơ có thể dẫn tới việc lây lan, phát triển của virus HPV, đó là:

  • Tình dục chung thủy và an toàn: điều này có nghĩa là nên thực hiện chế độ một vợ một chồng cùng với biện pháp đảm bảo an toàn khi quan hệ, chẳng hạn như sử dụng bao cao su.
  • Ăn lành mạnh, đủ chất để cơ thể có được sức khỏe, đề kháng tốt, nên quan tâm tới các loại thức ăn có thể phòng, chống ung thư và tránh xa đồ ăn nhanh, chứa chất bảo quản,…
  • Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách đối với cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục, không dùng chung đồ lót, thụt rửa quá nhiều.
  • Thực hiện khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung theo khuyến cáo: việc khám phụ khoa nên được thực hiện mỗi 3 tháng 1 lần, sàng lọc ít nhất một lần mỗi năm, đặc biệt là đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục.
  • Tiêm vắc xin phòng HPV: độ tuổi được khuyến cáo thực hiện là từ 9 tới 26 và chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu ngoài độ tuổi này hoặc đã quan hệ tình dục vẫn nên tiêm để phòng ngừa virus HPV.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả tại Dr. Marie

Để được sàng lọc ung thư cổ tử cung, bảo vệ sức khỏe cho mình, bạn có thể tới những địa chỉ uy tín chẳng hạn như Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie và lựa chọn một trong hai phương pháp THINPREP hoặc PAP SMEAR.

Là phòng khám chuyên về Sản phụ khoa với nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống 12 chi nhánh tại 9 tỉnh thành phố trong cả nước, Dr. Marie chắc chắn sẽ mang tới cho bạn dịch vụ tốt nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số 1900 55 88 82.

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT