Đặt vòng tránh thai là hiện pháp phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng, tuy nhiên, vẫn có không ít phụ nữ lo ngại về tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai.
Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp phòng tránh mang thai an toàn, hiệu quả cao hơn 99%. Mặc dù tác dụng tránh thai cao, nhưng vẫn có nhiều chị em phụ nữ e ngại về biện pháp này và lo sợ những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai lên cơ thể, cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng quan hệ vợ chồng. Bài viết sau Dr.Marie sẽ tổng hợp tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai và một số lưu ý để sử dụng biện pháp tránh thai này một cách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Lợi ích của đặt vòng tránh thai
Có hai loại vòng tránh thai phổ biến được sử dụng ở Việt Nam, một là vòng tránh thai có chứa nội tiết, loại thứ hai là vòng tránh thai không chứa nội tiết. Bên cạnh những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai, không thể không kể đến những lợi ích của biện pháp tránh thai này như sau:
Lợi ích của vòng tránh thai không chứa nội tiết:
- Thời gian tác dụng lâu, loại vòng TCu có hiệu quả từ 8 đến 10 năm, vòng Multiload có hiệu quả là 5 – 6 năm
- Cải thiện, điều hoà các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt: kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,…
- Giảm nguy cơ viêm vòi trứng
- Cảm giác quan hệ “thật” hơn so với sử dụng bao cao su.
Lợi ích của vòng tránh thai chứa nội tiết:
- Hiệu quả cao lên đến 98 – 99%
- Thời gian tác dụng từ 3 đến 5 năm
- Ổn định chu kỳ kinh nguyệt
- Ít đau bụng trong thời gian hành kinh
- Một trong những phương pháp điều trị rong kinh cơ năng, rong kinh do u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung,…
- Lượng kinh ra ít hơn so với vòng tránh thai không có nội tiết (TCu)
- Không làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau khi lấy vòng ra.
9 tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai phổ biến
Dù biết đặt vòng tránh thai là biện pháp an toàn, nhưng cơ địa và thể trạng mỗi người là khác nhau. Vì thế, sẽ có một số trường hợp gặp các tác dụng phụ của vòng tránh thai và những biến chứng ngoài ý muốn như sau:
Dễ bị chuột rút
Chuột rút là một tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai thường gặp nhất. Nguyên nhân gây ra chuột rút là do cổ tử cung phải giãn nở trong lúc thực hiện thủ thuật cho vòng tránh thai đi vào tử cung. Mức độ chuột rút ở mỗi người sẽ không giống nhau, đối với những phụ nữ đã sinh con qua đường âm đạo (sinh thường) có thể ít bị đau do chuột rút hơn.
Cơn đau chuột rút sẽ nhanh chóng mất đi sau vài giờ, kèm theo đó là cảm một chút không quen thuộc và khó chịu. Chuột rút sẽ hoàn toàn biến mất từ 3 đến 6 tháng tùy cơ địa mỗi người.
Vấn đề kinh nguyệt khác thường
Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là một trong những tác hại của đặt vòng tránh thai. Bạn có thể bị: kéo dài thời gian hành kinh, lượng kinh nguyệt ra nhiều, hành kinh không theo chu kỳ, có trường hợp kỳ kinh nguyệt lại ngắn hơn bình thường hoặc tắt kinh,…
Có khoảng 95% phụ nữ khôi phục kinh nguyệt như ban đầu từ 6 tháng trở đi sau khi đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, nếu chu kỳ hành kinh của bạn quá nhiều ngày hoặc 3 tháng liên tục bạn không bị hành kinh, thì rất đáng báo động và cần được kiểm tra, thăm khám ngay.
Tác dụng phụ của vòng tránh thai: Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là một trong những tác hại của đặt vòng tránh thai, đa số phụ nữ sẽ bị xuất huyết âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai, đốm máu li ti, tiết dịch nâu chứ không chảy máu nhiều như khi hành kinh. Tình trạng này có thể xảy ra trong khoảng 90 ngày, với tần suất thỉnh thoảng, chứ không liên tục và có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai.
Viêm nhiễm đường sinh dục do nấm
Viêm nhiễm đường sinh dục do đặt vòng tránh thai chiếm 1/300, đây là một trong số những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai có thể xảy ra đối với những trường hợp đặt lần đầu tiên. Biểu hiện viêm nhiễm thường gặp là: đau vùng hạ vị, sốt, xuất huyết âm đạo, có mùi hôi,… Tác dụng phụ này có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh, nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung
Một tác dụng phụ khá hiếm gặp của đặt vòng tránh thai đó là những tổn thương cổ tử cung và gây thủng tử cung. Trung bình, cứ khoảng 500 người đặt vòng tránh thai sẽ có 1 người bị thủng tử cung, biểu hiện là có một lỗ nhỏ trên thành tử cung. Nguyên nhân tổn thương có thể do trong quá trình đưa vòng vào, do vòng di chuyển trong tử cung và không nằm đúng vị trí.
Thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không? Nó sẽ nguy hiểm nếu bạn tiếp tục duy trì để vòng tránh thai trong tử cung. Điều quan trọng và cần thiết lúc này để không gây nguy hiểm đến sức khỏe chính là phẫu thuật tháo vòng tránh thai ra.
Vòng tránh thai bị tuột ra ngoài
Vòng tránh thai bị tuột ra là một trong những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai. Cụ thể vòng tránh thai bị rơi ra ở một số trường hợp:
- Trong ba tháng đầu, nhất là lúc trong và sau khi hành kinh
- Ở phụ nữ trẻ chưa từng mang thai, sinh con
- Đặt vòng quá sớm sau khi sinh
- Người bị hở tử cung
- Người có tử cung biến dạng
Nếu thấy những bất thường trên cơ thể, tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở uy tín, để xác định vòng tránh thai có bị tuột ra hay không?
Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn
Đặt vòng tránh thai có tác dụng phụ gì? Một trong số những tác dụng phụ không ngờ đến đó là mang thai ngoài ý muốn. Dù biết biện pháp tránh thai này có độ an toàn lên đến 99%.
Song, vẫn có một số trường hợp không may rơi vào 1% không an toàn còn lại. Tỷ lệ mang thai có thể xảy ra trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai là từ 0,2% đến 0,8% và tỷ lệ này sẽ ít dần cho những năm về sau.
Đặt vòng tránh thai có tác dụng phụ gì? Nhiễm trùng vùng chậu
Thủ thuật đặt vòng tránh thai diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng, dù vậy khi đưa một vật lạ vào cơ thể, ít nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nhiễm trùng vùng chậu là một tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai, xảy ra khi bên trong người phụ nữ tồn tại mầm bệnh truyền nhiễm.
Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể khiến nhiễm trùng vùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn, gây viêm dính vòi trứng và dẫn đến khả năng vô sinh về sau. Vì vậy, trước khi đặt vòng tránh thai, chị em phụ nữ cần được thăm khám sản khoa kỹ càng nhé!
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung do đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không? Đây là trường hợp khẩn cấp cần được thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung khá nguy hiểm, nó chỉ chiếm tỷ lệ từ 0,45 – 1,05% trong các bệnh lý sản khoa cấp tính. Khi túi thai không được buồng tử cung bảo vệ (mang thai ngoài tử cung), sẽ vỡ và gây chảy máu ồ ạt trong khoang bụng, đe dọa đến tính mạng người phụ nữ
Cần lưu ý những gì để hạn chế tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai?
Vòng tránh thai tuy an toàn nhưng không hẳn phù hợp với tất cả phụ nữ, tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai có thể xảy ra ở một số phụ nữ, tùy vào thể trạng và cơ địa, sẽ biểu hiện khác nhau. Bạn nên biết những lưu ý sau, để quá trình sử dụng vòng tránh thai diễn ra an toàn và hiệu quả.
- Thủ thuật đặt vòng cần được được tiến hành trong môi trường vệ sinh, đảm bảo đúng kỹ thuật, sử dụng các loại vòng chất lượng
- Hạn chế vận động mạnh
- Không thụt rửa âm đạo nhiều lần
- Không quan hệ tình dục sau khi đặt vòng ít nhất từ 7 đến 10 ngày
- Kiểm tra vòng tránh thai (IUD) hàng tháng để đảm bảo vòng đặt ở đúng vị trí
- Nếu xuất hiện: đau bụng, đau lưng, dịch âm đạo có mùi hôi và màu bất thường, ra máu kinh nhiều,… bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Giải đáp một số thắc mắc về đặt vòng tránh thai
Bạn có thể tham khảo thêm các giải đáp dưới đây về tác dụng phụ của biện pháp tránh thai đặt vòng.
Đối tượng nào không nên đặt vòng tránh thai?
Những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai hầu hết không quá nguy hiểm và không gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, biện pháp tránh thai này không dành cho tất cả phụ nữ. Những ai không nên đặt vòng tránh thai?
- Có tử cung biến dạng
- Người đang bị nhiễm trùng vùng chậu
- Người mắc các bệnh viêm cổ tử cung, u xơ, u nang buồng trứng
- Người đang mắc các bệnh sản khoa truyền nhiễm
- Người đang điều trị ung thư vú và những bệnh lý về gan
- Người có kinh nguyệt nhiều không nên đặt vòng tránh thai TCu
- Vi chất sắt thấp
- Lạc nội mạc tử cung
- Người đang bị chảy máu âm đạo không do hành khi
- Người nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai.
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Thủ thuật đặt vòng tránh thai diễn ra khá nhanh chóng và nhẹ nhàng chỉ khoảng 15 phút, sẽ có một chút nhói diễn ra trong quá trình, sau đó cơn đau sẽ ít dần và không còn nữa.
Có phải ai cũng bị tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai, ai đặt vòng cũng bị đau hay không? Thực chất, do cơ địa và thể trạng mỗi người, sẽ có những tác dụng phụ và mức độ cơn đau khác nhau.
Đặt vòng tránh thai trong nhiều năm có ảnh hưởng gì không?
Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai lâu năm là hoàn toàn không. Biện pháp này có mức độ an toàn và bảo vệ bạn từ 3 đến 10 năm. Vì vậy, ngoài những tác dụng phụ bài viết vừa đề cập, thời gian để vòng trái thai trong cơ thể lâu hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.
Ảnh hưởng của vòng tránh thai với quan hệ tình dục là gì?
Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai lên chất lượng quan hệ tình dục của bạn là không đáng kể. Vòng tránh thai được đặt trong khoang tử cung của bạn, bạn không thể nhìn thấy nó và sau một thời gian đặt bạn dường như cảm nhận nó không tồn tại bên trong. Lúc đó, bạn đã thích nghi và hòa hợp với biện pháp tránh thai này.
Vì vậy, nó không hề có tác động tiêu cực nào làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn. Tuy nhiên, thời gian đầu sau khi đặt vòng tránh thai từ 7 -10 ngày, bạn nên kiêng quan hệ để tử cung và âm đạo có thời gian phục hồi. Thời gian sau đó, bạn có thể quan hệ tình dục bình thường mà không sợ bị ảnh hưởng gì từ biện pháp tránh thai này.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp clip kỹ thuật đặt vòng tránh thai, video tháo vòng A-Z
Hệ thống phòng khám Dr.Marie là đơn vị chăm sóc sức khỏe sản khoa hàng đầu cho chị em phụ nữ. Bạn cần tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn nhưng còn e ngại và lo sợ về những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai. Hãy tin tưởng đến với Dr.Marie, bạn sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo và bảo mật nhất.