Đối với trẻ em gái ở vào độ tuổi dậy thì, lần đầu có kinh nguyệt là dấu mốc quan trọng, báo hiệu cho sự xuất hiện của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các em bối rối và lo lắng nên rất cần được trang bị kiến thức cùng sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
1. Lần đầu có kinh nguyệt sẽ như thế nào?
Kinh nguyệt là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hệ sinh dục của nữ bởi vì nó xảy ra khi trứng rụng, khiến cho phụ nữ có khả năng mang thai và sinh sản.
Thông thường, vào độ tuổi khoảng 12 đến 14, các bé gái sẽ có kinh nguyệt lần đầu tiên, song cũng có những trường hợp xuất hiện sớm hơn hoặc muộn. Đầu tiên, trứng sẽ được giải phóng ra ống dẫn trứng rồi xuống tử cung. Niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày lên do hai loại nội tiết tố là estrogen và progesterone được buồng trứng giải phóng ra. Lúc này, việc thụ thai sẽ được diễn ra nếu trứng gặp tinh trùng.
Tuy nhiên, khi không có việc thụ thai, trứng sẽ được đẩy ra bên ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc, dẫn đến hiện tượng chảy máu hay còn gọi là xuất hiện kinh nguyệt.
Kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc bé gái đã dậy thì, cùng với đó là một số hiện tượng trên cơ thể có thể quan sát thấy được như:
- Da mặt có thể trở nên nhiều dầu hơn và xuất hiện mụn trứng cá.
- Phần mông, đùi cũng như ngực trở nên nảy nở hơn.
- Một số cơ quan như nách hoặc mu sẽ xuất hiện lông.
- Âm đạo tiết dịch, song hiện tượng này có thể xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên một thời gian dài.
2. Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Mỗi người phụ nữ có thể có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau về tất cả các yếu tố, từ thời gian tới lượng máu và cả những triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, trung bình một chu kỳ kinh nguyệt phổ biến trong khoảng 28 ngày và thời gian máu chảy kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Mặc dù vậy, nhiều trường hợp lại có chu kỳ dài hoặc ngắn hơn với số ngày xuất hiện và lượng máu cũng nhiều hoặc ít hơn. Đối với các bé gái, trong những năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt thường chưa ổn định và trong lần đầu xuất hiện, có thể có một số biểu hiện khác nhau:
- Dịch nâu xuất hiện trước rồi mới đến máu kinh màu đỏ và trong cả quá trình, có thể ra máu ít.
- Có những bé ngay lần đầu máu đã xuất hiện nhiều, đột ngột, màu đỏ.
- Cùng với ra máu, một số trường hợp sẽ thấy đau bụng từ nhẹ nhàng, âm ỉ đến dữ dội, đau ngực hoặc thấy căng tức ngực, cơ thể bức bách, khó chịu hoặc mệt mỏi khiến tâm trạng trở nên kém.
Tuy nhiên, những điều này là hoàn toàn bình thường, không cần phải quá lo lắng. Khi thời gian trôi đi, kinh nguyệt sẽ dần trở nên ổn định hơn. Mặc dù vậy, có những trường hợp hiện tượng đau bụng hoặc một số triệu chứng kèm theo khi có kinh có thể kéo dài cho đến nhiều năm sau đó.
3. Lần đầu có kinh nguyệt phải làm gì?
Có thể nói, đây là “sự kiện” cực kỳ quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bởi vậy, cả trẻ và cha mẹ đều cần có sự chuẩn bị nhằm đón nhận một cách vui vẻ, nhẹ nhàng.
Đối với cha mẹ
– Trước hết, cần chuẩn bị thật tốt tâm lý cho con bằng cách chú trọng việc giáo dục giới tính để con có thể hiểu rõ nhất về cơ thể của mình, tránh nguy cơ bị lạm dụng hoặc là có thai ngoài ý muốn.
– Truyền đạt trước cho con về ý nghĩa của sự xuất hiện kinh nguyệt. Từ đó, trẻ không bị bất ngờ hay khó chịu khi kỳ kinh nguyệt lần đầu “ghé thăm” mà hiểu rằng đây chính là điều rất tuyệt vời.
– Đối với trẻ em trai, cũng cần được hiểu về đặc điểm của cả hai giới để có thêm ý thức tôn trọng và thông cảm với bạn gái. Đồng thời, cũng biết được rằng khi bạn gái đã có kinh nguyệt thì cũng có khả năng có thai nếu quan hệ tình dục.
– Hướng dẫn cho con giữ gìn vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt xuất hiện, cùng với đó là cách sử dụng băng vệ sinh để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
– Cha mẹ có thể giúp đỡ, hướng dẫn con chườm nóng, ăn các loại thức ăn có lợi, đặc biệt là chứa nhiều sắt như: trứng, thịt bò, thịt lợn, cá ngừ…khi con gặp các triệu chứng như: đau bụng, đau lưng, căng tức ngực…
Đối với các bé gái
– Không nên ngại ngần, cần chủ động trao đổi, tâm sự với cha mẹ những điều còn băn khoăn, thắc mắc để tự bảo vệ và có thể giúp đỡ bạn bè xung quanh.
– Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: ra quá nhiều máu, đau bụng dữ dội kéo dài, mệt lả…cần báo ngay cho cha mẹ hoặc những người lớn được biết.
– Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể.
4. Địa chỉ tư vấn và thăm khám sức khỏe sinh sản cho trẻ
Khi có nhu cầu được tư vấn và thăm khám các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì hoặc chuẩn bị tâm lý trong lần đầu có kinh nguyệt, các bậc phụ huynh có thể đưa con đến hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr. Marie trên toàn quốc.
Dr. Marie chính là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên mọi mặt với mục tiêu đồng hành, giúp phụ nữ và trẻ em gái có thể dễ dàng vượt qua những thử thách cũng như khó khăn và tận hưởng cuộc sống một cách tốt đẹp hơn.
Mỗi bác sĩ của Dr. Marie đồng thời cũng như một người bạn, một nhà tư vấn tâm lý nên đừng chần chừ mà hãy gọi ngay tới số 1900 55 88 82 để được tận hưởng dịch vụ chuyên nghiệp và nhận những điều tốt đẹp nhất cho sức khỏe của mình.