Tổng hợp các xét nghiệm khi mang thai cần thiết, mẹ bầu cần phải lên lịch thăm khám và xét nghiệm để phát hiện sớm các rủi ro cho thai nhi và có hướng điều trị phù hợp.
Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần đảm bảo theo dõi sức khỏe chặt chẽ của mẹ cũng như của thai nhi. Bên cạnh thăm khám định kỳ, các xét nghiệm khi mang thai cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điểm danh ngay những xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu cần thực hiện trong thai kỳ ngay dưới đây.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Tại sao cần phải làm các xét nghiệm khi mang thai?
Mang thai, đó là một trải nghiệm tuyệt vời của bất cứ bà mẹ nào. Tuy nhiên khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày đó không chỉ là hạnh phúc và hy vọng. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh là sự nỗ lực rất lớn của mẹ bầu.
Do đó, là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khi mang thai, từng tế bào của mẹ và bé đều sẽ được phân tích kỹ lưỡng. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bé có phát triển mạnh khỏe không, có bị dị tật gì không.
Đồng thời, cũng giúp bản thân mẹ có được những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
Các xét nghiệm chẩn đoán
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ là một trong các xét nghiệm khi mang thai cần được thực hiện đầu tiên. Siêu âm giai đoạn này giúp theo dõi sự hình thành và phát triển của thai nhi. Mục đích siêu âm 3 tháng đầu là để xác định vị trí thai nhi, số lượng thai, thai có nằm ngoài tử cung không.
Siêu âm giai đoạn 3 tháng đầu cũng giúp chẩn đoán tim thai, xác định thai thường hay thai trứng, khảo sát các bệnh lý như động thai, u xơ, u nang…
Siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ
Các xét nghiệm khi mang thai quan trọng hàng đầu là siêu âm chẩn đoán 3 tháng giữa thai kỳ. Siêu âm giai đoạn này thường là siêu âm 3D, 4D. Mục đích là xem hình hài và sàng lọc dị tật cho thai nhi.
Trong quá trình siêu âm 3 tháng giữa, bác sĩ sẽ phát hiện các sự cố như sứt môi, não úng thủy, chân khoèo, chẻ vòm hầu hay các dị tật tim thai nhi…
Chọc dò ối – Chẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể
Xét nghiệm này được thực hiện khoảng tuần 18 thai kỳ. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 mẫu nước ối trong tử cung của mẹ để làm xét nghiệm.
Từ xét nghiệm này, có thể phát hiện các rối loạn nhiễm sắc thể hoặc hội chứng Down. Đây là một trong các xét nghiệm cần làm khi mang thai đặc biệt quan trọng với thai phụ trên 35 tuổi.
Lấy mẫu màng nhau
Được thực hiện từ lúc thai nhi đạt 11 tuần tuổi đến 13 tuần tuổi. Vai trò của xét nghiệm này cũng là để phát hiện các bất thường nhiễm xét thể. Tuy nhiên, nó ít được thực hiện vì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Chọc dò cuống rốn
Các xét nghiệm khi mang thai mang vai trò chẩn đoán không thể thiếu được xét nghiệm này. Đây là giải pháp để đánh giá tình trạng thai nhi thiếu máu do cung cấp oxy kém. Nó cũng giúp chẩn đoán nguy cơ thai nhi có thể mắc các chứng bệnh như mụn rộp, sơi, hay nhiễm toxoplasma…
Xét nghiệm dị tật thai nhi (trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2)
Đây là trong các xét nghiệm khi mang thai đặc biệt quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện. Xét nghiệm này được thực hiện trong 2 giai đoạn:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Từ tuần 12-14 thai kỳ. Xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường như Down, dị tật tim, bất thường hàm mặt, dị tật xương chi, dị tật thần kinh, hội chứng Edwards
- Tam cá nguyệt thứ 2: Thực hiện giai đoạn từ 18 – 23 tuần, áp dụng cho các thai phụ chưa thực hiện xét nghiệm ở tam cá nguyệt thứ nhất
Những xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong thai kỳ
Ngoài những xét nghiệm quan trọng trên đây, tùy điều kiện kinh tế cũng như tình trạng thai nhi, mẹ bầu còn cần thực hiện hàng loạt các xét nghiệm quan trọng khác. Cụ thể:
Tổng phân tích tế bào máu (CBC)
CBC (Complete Blood Count) là một trong các xét nghiệm cần làm khi mang thai rất quan trọng. Thông qua xét nghiệm, có thể phát hiện được người mẹ có nhiễm HIV, nhiễm Virus hay viêm gan không và có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Xét nghiệm nhóm máu
Xét nghiệm nhóm máu giúp phát hiện nhóm máu của trẻ. Nó cũng giúp dự trù được có thể đảm bảo lượng máu được truyền khi mẹ sinh và bị mất máu hay không. Do đó, đây là một trong các xét nghiệm khi mang thai mà mẹ nên thực hiện.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm giúp chẩn đoán và phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái tháo đường, huyết áp thai kỳ.
Thai phụ bị các tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều khuyết tật cho thai nhi. Từ các dị tật nguy hiểm đến các bệnh lý như viêm phế quản, suy hô hấp.
Nuôi cấy mẫu nước tiểu
Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán mẹ đang bị các loại vi khuẩn nào tấn công. Từ đó chỉ định kháng sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm Rubella
Các xét nghiệm khi mang thai quan trọng phải kể đến là đây. Xét nghiệm giúp chẩn đoán nguy cơ Rubella ở trẻ sơ sinh và giúp bác sĩ có hướng điều trị tích cực cho trẻ ngay trong thai kỳ.
Xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C
Đây là các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mẹ nên thực hiện. Từ đó có thể tầm soát nguy cơ viêm gan B và C ở cả 2 mẹ con.
Xét nghiệm các bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Đây cũng là một trong các xét nghiệm khi mang thai quan trọng. Vì mẹ bầu bị bệnh có thể di truyền cho trẻ và trẻ sinh ra dễ bị mù lòa. Nếu phát hiện sớm có thể xử lý bằng kháng sinh để bé có được cơ thể toàn vẹn, khỏe mạnh.
Xét nghiệm lao (TB)
Được thực hiện khi thai phụ nghi ngờ mắc bệnh lao. Từ đó giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi và tránh các quá trình di truyền bệnh đáng tiếc từ mẹ sang con.
Xét nghiệm sàng lọc virus Zika
Xét nghiệm này chỉ được chỉ định thực hiện khi thai phụ có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, không phải là xét nghiệm cần được thực hiện cho tất cả
Kiểm tra cân nặng trong thai kỳ
Đây cũng là cách tầm soát các nguy cơ nhiễm bệnh rất hiệu quả. Thông qua kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi sẽ giúp mẹ có những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, lối sống nhằm đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ có được sức khỏe ổn định nhất trong thai kỳ và cả giai đoạn sau sinh.
Kiểm tra huyết áp trong thai kỳ
Kiểm tra huyết áp cần được thực hiện trong suốt giai đoạn mang thai để đảm bảo ngăn ngừa các nguy cơ tiền sản giật.
Những xét nghiệm cần làm trong giai đoạn sau của thai kỳ
Lặp lại tổng phân tích tế bào máu
Là xét nghiệm trước khi dự sinh để tầm soát toàn diện một lần nữa các tình trạng của mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm kháng thể Rh
Xét nghiệm giúp sàng lọc giá kháng thể, xác định nhóm máu và chẩn đoán nguyên hồng cầu huyết ở trẻ sơ sinh.
Thử nghiệm dung nạp glucose
Đây là một trong các xét nghiệm khi mang thai chị em nên thực hiện. Vai trò của nó là chẩn đoán các triệu chứng của tiền đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ. Từ đó có các giải pháp điều trị tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Là xét nghiệm đo lường nhiễm khuẩn ở âm đạo và trực tràng của thai phụ. Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng, viêm phổi, viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Siêu âm đo độ mờ da gáy
Đây cũng là một trong các xét nghiệm khi mang thai dùng để xác định hội chứng Down thông qua kiểm tra vùng da gáy của thai nhi. Đây là xét nghiệm sàng lọc không mang tính chất chẩn đoán. Tức là thông qua xét nghiệm có thể biết được chính xác trẻ có bị Down hay không, thực hiện sau các xét nghiệm Down và bác sĩ cần xác thực 100%.
Xét nghiệm HCG
Xét nghiệm nồng độ HCG (Human Chorionic Gonadotropin) giúp phát hiện các bất thường trong giai đoạn mang thai. Ví dụ như sảy thai, thai chết lưu hay thai chậm phát triển.
Xét nghiệm AFP
Đây là một trong các xét nghiệm khi mang thai mẹ cần thực hiện để phát hiện sớm các bệnh lý về gan ở mẹ. Từ đó kiểm tra nguy cơ di truyền sang thai nhi khiến thai nhi gặp các dị tật bẩm sinh nguy hiểm.
Xét nghiệm huyết trắng
Xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện mẹ bầu có bị nhiễm khuẩn sinh dục không. Nó có thể gây ra các hội chứng vỡ ối non, sinh non, thậm chí là sảy thai.
Xét nghiệm hội chứng Down
Các xét nghiệm cần làm khi mang thai mà mẹ bầu nên biết. Khi trẻ mắc hội chứng down, có thể sinh ra các biểu hiện hư vẻ mặt, tâm thần, bất thường các cơ quan khác.
Cấy dịch âm đạo tìm liên cầu khuẩn beta
Đây là xét nghiệm GBS (Group B streptococcus – xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B) ở thai phụ, thực hiện từ tuần 35-37 lúc sắp sinh. Từ xét nghiệm này có thể chẩn đoán nguy cơ lây nhiễm, đánh giá hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà chính xác cho chị em
Sinh thiết gai rau Chorionic Transcervical (CVS)
Xét nghiệm này được thực hiện trong giai đoạn từ tuần 12 – 14 của thai kỳ. Và nó cần được thực hiện trước thời điểm nước ối lấp đầy khoang tử cung. Mục đích là để tầm soát lại lần nữa các nguy cơ dị tật thai nhi như Down hay các nghi ngờ bất thường nhiễm sắc thể khác.
Trên đây là các xét nghiệm khi mang thai quan trọng mà chị em cần nhớ. Cũng quan trọng không kém chính là chọn cho mình một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và con. Liên hệ đến Hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie theo hotline 1900 55 88 82 để các bác sĩ tư vấn và cùng bạn tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất.