Tampon là một trong những dạng băng vệ sinh được ưa dùng trên thị trường hiện nay bởi sự tiện nghi và lợi ích nó đem lại. Vậy Tampon là gì và 10 điều bạn nữ cần biết khi sử dụng cụ thể như thế nào? Ngày hôm nay hay cũng Dr. Marie tìm hiểu nhé!
TÓM TẮT BÀI VIẾT
Tampon là gì?
Tampon là một loại băng vệ sinh dạng que, có kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay và được đặt sâu vào âm đạo để hấp thụ chất lỏng trong thời gian kinh nguyệt. Ngoài ra, nó còn có một sợi dài ở cuối để thuận tiện trong việc rút ra và kiểm soát khi sử dụng.
Cấu tạo của Tampon như thế nào?
Tampon có sẵn nhiều loại với kích cỡ và khả năng thấm hút khác nhau để phù hợp với từng ngày trong kỳ kinh nguyệt. Đa số tampon được sản xuất từ sợi tơ nhân tạo kết hợp với sợi bông tổng hợp, mang lại khả năng thấm hút tốt. Ngoài ra, cũng có tampon hữu cơ được làm hoàn toàn từ 100% cotton.
FDA công nhận rằng tampon có thể được làm từ cotton, rayon hoặc một hỗn hợp của cả hai. Họ cũng đã xác nhận rằng tampon gần đây đã được sản xuất bằng sợi thấm hút không chứa clo trong quá trình tẩy trắng, nhằm ngăn chặn các sản phẩm có chứa dioxin nguy hiểm (loại chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường).
Có các loại tampon mở rộng theo chiều dọc (tăng độ dài) và loại mở rộng theo chiều ngang (tăng đường kính) khi sử dụng.
10 điều bạn nữ cần biết khi sử dụng tampon
Ưu điểm của tampon
- Kích thước nhỏ gọn: So sánh với các loại băng vệ sinh, Tampon có kích thước nhỏ gọn hơn, mang lại sự tiện lợi trong việc bảo quản và mang theo bên ngoài.
- Tiện lợi: Sau khi quen sử dụng, chị em đều thấy hài lòng với tính tiện lợi của Tampon. Bạn có thể tự tin sử dụng bộ đồ sáng màu mà không lo bị “lộ” hoặc “tràn ra ngoài”.
- Cảm giác sạch sẽ: Sử dụng Tampon giúp bạn không cảm nhận rõ dòng chảy kinh nguyệt, giảm đi sự lo lắng và tăng cường cảm giác sạch sẽ trong suốt “ngày đèn đỏ”.
- Kiểm soát mùi: Một lợi ích của Tampon là giảm thiểu “mùi khó chịu” trong thời gian kinh nguyệt.
Nhược điểm của tampon
- Sử dụng khá khó: Sử dụng Tampon có thể gặp khó khăn hơn so với băng vệ sinh thông thường.
- Khó nhận biết thời điểm thay Tampo vì không cảm nhận được dòng chảy,
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Sử dụng Tampon mà không tuân thủ quy trình đúng cách có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Nguy cơ hội chứng sốc toàn thân nếu Tampon được để trong âm đạo quá lâu.
Sử dụng tampon đúng cách
Nếu bạn mới sử dụng Tampon, bạn nên chọn loại có dây vì nó dễ sử dụng hơn. Thiết kế hình trụ của Tampon giúp việc đưa vào âm đạo trở nên dễ dàng. Dây kết nối Tampon cũng giúp việc rút băng vệ sinh trở nên thuận tiện hơn.
Hướng dẫn cách đưa tampon vào trong cơ thể
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ
Bước 2: Ngồi xổm trên bồn cầu. Cầm tampon và sử dụng ngón cái và ngón giữa để nắm chặt phần giao giữa ống nhỏ và ống lớn. Đặt ngón trỏ lên đầu ống nhỏ, nơi có sợi dây.
Bước 3: Sử dụng tay còn lại để mở môi ngoài. Dùng tay đẩy tampon từ từ vào âm đạo theo hướng chếch lên một chút, đến khi ngón tay chạm vào da thì dừng lại.
Bước 4: Đẩy đầu ống nhỏ của tampon vào bên trong âm đạo và tiếp tục đẩy cho đến khi tampon được đưa vào hoàn toàn.
Có nên dùng tampon khi còn “con gái”?
Mặc dù có nhiều tài liệu cho thấy tampon không gây tổn thương cho màng trinh, bởi màng trinh của phụ nữ có một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1,8 – 2,5 cm, trong khi tampon chỉ có đường kính 1,5 cm. Ngay cả khi tampon mở rộng sau khi thấm hút máu kinh, nó vẫn có thể dễ dàng “xuyên qua” màng trinh mềm dẻo mà không gây tổn thương. Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm trong quan hệ tình dục hoặc có màng trinh nguyên vẹn, không nên sử dụng tampon để tránh việc không cẩn thận gây ra những hậu quả không mong muốn cho bản thân.
Dùng tampon thay băng vệ sinh được không?
Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng tampon hoặc cảm thấy không quen, bạn có thể đặt thêm một miếng băng vệ sinh mỏng để tránh trường hợp rò ra ngoài.
Trường hợp bạn thích sự kín đáo, tiện dụng và thường xuyên vận động mạnh và chơi thể thao thì tampon sẽ là sự lựa chọn tốt hơn so với băng vệ sinh. Nhưng so về tính an toàn với “cô bé” thì sử dụng băng vệ sinh miếng sẽ đảm bảo hơn.
Thời điểm thích hợp thay tampon
Bất kể bạn chọn loại băng vệ sinh nào, việc giữ vệ sinh cá nhân là quan trọng. Hãy thay băng vệ sinh sau 4 tiếng (đối với băng vệ sinh miếng) hoặc 4-6 tiếng (đối với tampon) để đảm bảo bảo vệ “vùng kín” khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn.
Dùng tampon có đi bơi được không?
So với băng vệ sinh dạng miếng thông thường, tampon cho phép chị em thoải mái vận động và là một giải pháp tuyệt vời trong những chuyến đi bơi, đi biển khi đang trong kỳ kinh. Điều này là do tampon có cấu trúc kín, không cho nước xâm nhập vào âm đạo và ngăn kinh dịch trào ngược ra bên ngoài, giúp chị em có thể tự do hoạt động ngay cả khi tiếp xúc với nước.
Dùng tampon có quan hệ tình dục được không?
Không nên thực hiện quan hệ tình dục trong khi đang có kinh nguyệt và sử dụng tampon. Hành động này có thể làm tampon bị đẩy sâu vào âm đạo, gây ra cảm giác không thoải mái và có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn.
Cách lấy tampon ra an toàn
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ.
Bước 2: Ngồi thoải mái trong tư thế xổm. Dùng dây để nhẹ nhàng rút Tampon ra ngoài từ từ và cẩn thận. Sau đó, bọc lại cẩn thận và bỏ vào thùng rác.
Bước 3: Rửa tay và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau đó lau khô kỹ vùng kín. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn chưa kết thúc, hãy thay Tampon mới.
Lưu ý rằng nên thay Tampon sau 3 đến 4 tiếng để đảm bảo vệ sinh. Nếu để quá lâu, có thể dẫn đến tràn ra ngoài và tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc muốn đặt lịch tư vấn, lịch khám với Dr. Marie, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hotline: 1900 55 88 82
Zalo: https://zalo.me/211881704654906939/
Facebook Messenger: https://m.me/sanphukhoadrmarie/
DANH SÁCH PHÒNG KHÁM DR. MARIE TRÊN TOÀN QUỐC
MIỀN BẮC
- PHÒNG KHÁM DR.MARIE HÀ NỘI 1
Số 2 Tầng 1, Nhà A4 Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, HN - PHÒNG KHÁM DR.MARIE HÀ NỘI 2
Tầng 2, CT3 E4 ParkView Yên Hoà, 3 Vũ Phạm Hàm, HN - PHÒNG KHÁM DR.MARIE HÀ NỘI 3
Tầng 2, tháp A, D2 Giảng Võ, HN
MIỀN TRUNG
- PHÒNG KHÁM DR.MARIE NGHỆ AN
Số 24 Phan Đình Phùng, Thành phố Vinh - PHÒNG KHÁM DR.MARIE HÀ TĨNH
Số 87, đường Hàm Nghi, phường Hà Huy Tập, Thành phố Hà Tĩnh - PHÒNG KHÁM DR.MARIE ĐÀ NẴNG
Số 47 Lê Đình Lý, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng - PHÒNG KHÁM DR.MARIE NHA TRANG
Số 25, phố Lê Đại Hành, p. Phước Tiến, Tp. Nha Trang
MIỀN NAM
- PHÒNG KHÁM DR.MARIE HỒ CHÍ MINH 01
307/15 Nguyễn Văn Trỗi Phường 1, Q.Tân Bình, TP.HCM - PHÒNG KHÁM DR.MARIE BÌNH DƯƠNG
Số 86 Nguyễn Trãi, KP Thống Nhất 1, phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương - PHÒNG KHÁM DR.MARIE ĐỒNG NAI
Số 267/5A Phan Trung (đường 5 cũ) Phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa - PHÒNG KHÁM DR.MARIE CẦN THƠ
Số 228I Trần Hưng Đạo, p.An Nghiệp, q.Ninh Kiều