Chuyên gia chỉ cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Tìm thông tin tương tự

28-09-2022 | Tác giả: Bác sĩ Vũ Thị Mai | Ngày cập nhật: 18-10-2022

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không sở dĩ được chị em quan tâm và thực hiện bởi sự đơn giản, chi phí thấp mà vẫn mang lại những tác dụng nhất định. Mặc dù vậy, khi quyết định sử dụng phương pháp này, chị em vẫn cần lưu ý tới một số khuyến cáo của các chuyên gia.

1. Tại sao có thể chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không?

Lá trầu không vốn dĩ rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Không chỉ xuất hiện trong văn hóa ăn trầu, chúng từ lâu vẫn được xem là một loại thực vật có thể dùng làm thuốc do thành phần cấu tạo tự nhiên của mình.

Theo Đông y, đặc tính của lá trầu không là ấm, vị cay nồng, có mùi hắc. Theo Tây y, trong các thành phần cấu tạo của lá trầu không có một số chất tiêu biểu như: protein, chất xơ, nhiều khoáng chất và vitamin, chẳng hạn như: kali, phốt pho, iốt, sắt, vitamin A, B1, B2,…

Trong đó, khi chiết xuất lá trầu không, trong tinh dầu của chúng có thể có tới khoảng 50 loại hợp chất khác nhau. Trong số đó, eugenol, caryophyllene, terpinolene, terpinene, cadinene và 3-carene chiếm tỷ lệ cao nhất. 

Cả Đông y và Tây y đều khẳng định khả năng diệt khuẩn, kháng viêm của lá trầu không
Cả Đông y và Tây y đều khẳng định khả năng diệt khuẩn, kháng viêm của lá trầu không

Từ xa xưa, trầu không vẫn được xem là loại lá có thể sử dụng trong việc sát trùng, sát khuẩn hay kháng viêm. Tác dụng này của chúng đã được khẳng định cả trong khoa học và đời sống. 

Bên cạnh đó, với các thành phần như đã phân tích ở trên, lá trầu không có thể mang lại tác dụng tốt trong việc ức chế nhiều chủng nấm hoặc vi khuẩn có hại, ngăn không cho chúng phát triển và gây bệnh cho âm đạo.

Cùng với vai trò trong hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, lá trầu không còn phát huy được tác dụng trong việc khử mùi, khiến vùng kín khô thoáng, giảm ngứa ngáy. Chính vì vậy, loại lá này được không ít chị em tin dùng như một biện pháp dân gian để trị viêm phụ khoa.

2. Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Bị viêm âm đạo không chỉ gây hại, đe dọa tới sức khỏe của chị em mà còn kéo theo cả nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy hay sưng đau. Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không có thể mang lại hiệu quả tốt với một trong những phương pháp như:

Dùng nước từ lá trầu không để vệ sinh cho vùng kín

Cách thực hiện này khá dễ dàng với các bước như:

  • Việc bạn cần làm trước hết là lấy một lượng khoảng từ 5 tới 7 lá không sâu, không quá non.
  • Lá đã lấy cần được mang rửa sạch, có thể thêm vài hạt muối vào nước để ngâm lá.
  • Dùng tay vò cho lá hơi nát, sau đó bỏ vào nồi, thêm nước rồi bắc lên bếp đun sôi trong vòng 10 tới 15 phút.
  • Khi nước đã sôi, có thể chế thêm nước lạnh hoặc để nguội bớt rồi dùng rửa vùng kín.
  • Sau khi rửa xong, nên lau khô vùng này với khăn sạch, mềm.

Đây cũng là cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không rất hiệu quả nếu bạn duy trì thực hiện khoảng 2 tới 3 lần/tuần.

Vệ sinh bằng lá trầu không giúp giảm ngứa ngáy vùng kín
Vệ sinh bằng lá trầu không giúp giảm ngứa ngáy vùng kín

Dùng để xông vùng kín

Ngoài rửa thì xông cũng là biện pháp khá hữu hiệu để chữa viêm âm đạo. Cách làm cũng gần như trên:

  • Bạn lấy vài lá tươi, khỏe, tốt nhất là lá bánh tẻ.
  • Rửa thật sạch, ngâm trong nước muối loãng, rồi đun sôi với nước.
  • Khi sôi, thêm vài hạt muối vào nước.
  • Đổ vào chậu nhỏ, ngồi xổm lên trên để cho vùng kín được xông hơi.
  • Khi nước đã nguội có thể dùng luôn để rửa khu vực bên ngoài của vùng kín.

Sở dĩ cách này mang lại hiệu quả bởi vì khi ngồi xông, hơi nước từ chậu bốc lên sẽ mang theo cả các chất có lợi, có khả năng diệt khuẩn thấm vào trong âm đạo, tác động tới khu vực viêm nhiễm, góp phần khiến cho tình trạng ngứa ngáy được dịu đi và khử mùi hôi.

Khử mùi hôi cũng là một tác dụng nữa của lá trầu không
Khử mùi hôi cũng là một tác dụng nữa của lá trầu không

3. Chị em cần lưu ý những gì nếu muốn thực hiện chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không?

Bởi là biện pháp dân gian, nguyên liệu từ tự nhiên nên tác dụng mà chúng mang lại không cao như thuốc tây. Cách này chỉ phát huy được hiệu quả trong trường hợp viêm nhẹ hoặc thực hiện phối hợp với các biện pháp điều trị khác.

Và, mặc dù là lành tính và an toàn, trong quá trình vận dụng, bạn vẫn cần chú ý:

  • Việc rửa, xông có thể mang lại cảm giác rất dễ chịu, khiến sự ngứa ngáy hay rát, nề giảm đi đáng kể song không vì thế mà lạm dụng. Tốt nhất chỉ nên thực hiện từ 2 tới 3 lần trong tuần.
  • Không dùng nước này để ngâm hoặc thụt rửa: nhiều chị em vẫn băn khoăn rằng có nên ngâm vùng kín bằng lá trầu không không. Điều này là tuyệt đối không nên làm bởi ngâm hay thụt rửa có thể là hành động đẩy vi khuẩn vào sâu hơn trong âm đạo.
  • Lá được chọn phải đảm bảo sạch sẽ, không héo úa, sâu bệnh và trước khi sử dụng cả lá và tay cần được rửa thật sạch.
  • Không nấu sẵn rồi để dùng dần, không để nước qua đêm có thể gây ôi thiu hoặc bụi bẩn.
  • Trước khi rửa, nhiệt độ của nước cần được kiểm tra cẩn thận bởi da vùng kín rất mỏng, nhạy cảm, nóng quá có thể khiến tổn thương.

Hiệu quả mà phương pháp này mang lại tùy thuộc nhiều vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh cũng như sự phù hợp của cơ thể, sức khỏe mỗi chúng ta. Trong trường hợp bệnh gây nhiều khó chịu hoặc đã áp dụng thực hiện song triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hay giảm chậm, bạn cần đi thăm khám phụ khoa sớm.

Việc áp dụng phương pháp nào cũng cần tư vấn từ bác sĩ
Việc áp dụng phương pháp nào cũng cần tư vấn từ bác sĩ

Đến với Hệ thống Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cũng như chỉ định bạn cách điều trị tốt nhất. Bạn hãy gọi tới số của Dr. Marie 1900 55 88 82 để được hướng dẫn thêm nhé.

Bình luận của bạn

TÓM TẮT BÀI VIẾT