Các bệnh phụ khoa nữ luôn là nỗi ám ảnh đối với không ít chị em. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để kịp thời điều trị là rất cần thiết, giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây, bác sĩ đến từ Dr. Marie sẽ chỉ ra triệu chứng của các bệnh phụ khoa nữ thường gặp và cách phòng tránh.
TÓM TẮT BÀI VIẾT
1. Bệnh phụ khoa là gì?
Các bộ phận như: âm hộ, âm đạo, tử cung, buồng trứng… thuộc về cơ quan sinh dục ở nữ. Những bệnh lý liên quan tới các bộ phận này được gọi là bệnh phụ khoa.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ nên định kỳ đi khám phụ khoa với tần suất từ 6 tháng đến 1 năm/lần. Mặc dù vậy, nhiều phụ nữ Việt Nam chưa thực sự coi trọng việc thực hiện và hình thành thói quen này dẫn tới khi phát hiện ra thường bệnh đã trở nặng.
2. Các bệnh phụ khoa nữ thường gặp
Một số bệnh phụ khoa ở nữ thường gặp có thể kể đến bao gồm:
Viêm âm đạo, âm hộ
Là sự viêm nhiễm tại các cơ quan này do sự phát triển mạnh của vi khuẩn không có lợi với các biểu hiện có thể là:
- Sự bất thường của khí hư: đổi màu (vàng, xanh hoặc có mủ), đổi mùi (hôi tanh).
- Ngứa rát hoặc đau và có thể nổi mụn.
- Khi đi tiểu hoặc quan hệ cảm thấy đau.
U xơ tử cung
Đa số là các khối u lành tính, có thể xuất hiện tại thanh mạc, dưới niêm mạc… Biểu hiện:
- Rong huyết, rong kinh do chảy máu bất thường.
- Khi u xơ phát triển to, có thể chèn ép gây tiểu dắt, tiểu khó hay táo bón.
- Đau ở bụng dưới, khi quan hệ bị chảy máu, ra khí hư nhiều, chảy máu.
U nang buồng trứng
Khối u trong buồng trứng chứa dịch lỏng, đặc hoặc hỗn hợp, có thể là nang chức năng hay nang thực thể. Nang chức năng có thể tự biến mất còn nang thực thể có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Các dấu hiệu:
- Vùng chậu, bụng dưới cảm giác căng tức, khó chịu hoặc đau.
- Việc tiểu tiện, đại tiện hoặc quan hệ trở nên khó khăn.
- Sụt cân bất thường, xuất huyết âm đạo.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới tuổi sinh sản với nguyên nhân do tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài khiến tăng tiết dịch âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Lúc này xuất hiện các bất thường:
- Khí hư ra nhiều, đổi màu, đổi mùi.
- Đau thắt lưng, bụng dưới, vùng kín.
- Tiểu nhiều, tiểu rắt, kinh nguyệt rối loạn.
Polyp cổ tử cung
Phần lớn là những khối u lành tính xuất hiện trên cổ tử cung, có cuống, dễ chảy máu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối u phát triển thành ung thư. Biểu hiện bệnh:
- Âm đạo ra máu bất thường khi không trong chu kỳ hoặc khi đã mãn kinh hay sau khi quan hệ.
- Dịch âm đạo ra nhiều.
Ung thư cổ tử cung
Là bệnh rất nguy hiểm do sự phát triển quá mức của các tế bào, tạo thành các khối u, ban đầu ở cổ tử cung sau đó lan sang khu vực xung quanh rồi di căn. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm virus HPV với biểu hiện:
Vùng kín xuất hiện những bất thường: ra dịch, ra huyết, đau rát…
Đau từ thắt lưng tới vùng chậu.
Khi lan rộng, các u sẽ chèn ép, gây ảnh hưởng tới các cơ quan như bàng quang, tĩnh mạch, thận…
Lạc nội mạc tử cung
Có thể gây nhiều đau đớn cho phụ nữ, cũng có thể khiến ống dẫn trứng, buồng trứng bị tổn thương, nghiêm trọng nhất là dẫn tới vô sinh. Khi bị bệnh, vào những ngày kinh nguyệt, chị em sẽ cảm thấy:
- Vùng chậu đau thành từng cơn, không giảm khi uống thuốc.
- Đau ở vùng bụng, thắt lưng, khi quan hệ hoặc ngay cả khi tiểu tiện, đại tiện.
- Khi đến kỳ kinh, hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy hoặc đầy hơi, táo bón, xuất hiện nhiều.
Rối loạn sàn chậu
Phổ biến với đối tượng đã từng mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh với các hiện tượng:
- Tiểu rát, són, nhiều lần, tiểu đêm nhiều.
- Bất thường khi đại tiện như: són, táo bón, đau hậu môn…
- Giảm khoái cảm hoặc không thể giao hợp.
Buồng trứng đa nang
Liên quan tới sự rối loạn của các cơ quan chuyển hóa, nội tiết hoặc tâm lý, có thể khiến rối loạn kinh nguyệt, tăng nồng độ nội tiết nam khiến buồng trứng xuất hiện các nang nhỏ, nguy cơ giảm khả năng sinh sản:
- Kinh nguyệt không đều, thậm chí nhiều tháng không có kinh.
- Rậm lông hoặc rụng tóc nhiều.
- Tăng tiết dầu gây mụn, sạm da.
- Đau tức vùng chậu.
- Tâm lý bất ổn.
Tắc vòi trứng
Hoặc viêm ống dẫn trứng gây vô sinh, biểu hiện:
- Đau bụng, lưng, chướng bụng cùng với rối loạn tiểu tiện (tiểu liên tục, tiểu gấp).
- Rối loạn kinh nguyệt, đau, khó chịu khi quan hệ, khí hư nhiều.
3. Phòng ngừa bệnh phụ khoa nữ thường gặp như thế nào?
Việc phòng ngừa cần phối hợp cả về sinh hoạt, lối sống và dinh dưỡng, cụ thể là:
Thực hiện tình dục lành mạnh
Tránh quan hệ ngoài luồng, sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín cả trước và sau khi quan hệ là một số biện pháp cần được thực hiện thường xuyên.
Vệ sinh đúng cách với vùng kín
Không lạm dụng việc thụt rửa hoặc các chất tẩy rửa, không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày, thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần khi có kinh nguyệt.
Dinh dưỡng và vận động khoa học
Việc nâng cao sức khỏe, đề kháng qua thực phẩm và vận động sẽ giúp cơ thể hạn chế những nguy cơ mắc bệnh.
Thăm khám định kỳ về phụ khoa
Phụ nữ dù là đã có gia đình hay chưa từng quan hệ tình dục cũng nên coi trọng việc đến các cơ sở uy tín để khám phụ khoa định kỳ.
Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie đã có dịch vụ sàng lọc ung thư cổ tử cung với hai phương pháp: THINPREP và PAP SMEAR giúp tầm soát dấu hiệu của một trong số những bệnh phụ khoa phổ biến và rất nguy hiểm với sức khỏe chị em.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ để thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi:
- Qua tổng đài tư vấn: 1900 55 88 82
- Inbox cho tư vấn viên qua trang Fanpage: m.me/MarieStopesVietNam
- Chat qua Zalo Page: Marie Stopes Vietnam